Danh mục
Bài thuốc Đông y chữa chai chân không phải ai cũng biết! Chai chân hay còn gọi là mắt cá chân, là tình trạng tăng sinh dày lớp thượng bì nhất là lớp sừng, làm người bị đau đớn. Bài thuốc sau sẽ giúp bạn giảm đau hiệu quả!  Trị bệnh tay chân miệng hiệu quả nhờ bài thuốc Đông y Món ăn bài thuốc y học ...
Trang chủ > Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền > Bài thuốc Đông y chữa chai chân không phải ai cũng biết!

Bài thuốc Đông y chữa chai chân không phải ai cũng biết!

Chai chân hay còn gọi là mắt cá chân, là tình trạng tăng sinh dày lớp thượng bì nhất là lớp sừng, làm người bị đau đớn. Bài thuốc sau sẽ giúp bạn giảm đau hiệu quả! 

Chai chân thuộc phạm vi các chứng bệnh như Nhục chích, Kê nhãn..

Nguyên nhân chai chân và triệu chứng chai chân

Triệu chứng bệnh chai chân:

– Nốt chai chân được tạo thành do một lớp da ở chân bị chai cứng, da dày, màu vàng lợt, sờ cộm, bóp không đau, nhưng bị đau mỗi khi bị tì, đè, hoặc đi giầy dép. Hay gặp ở vị trí đầu xương bàn chân.

– Theo các bác sĩ da liễu, chai chân, mắt cá, còn gọi là mắt cá, kê nhãn… ở lòng bàn chân là được một số Y sĩ Y học cổ truyền TPHCM gọi là chân sinh kén già dễ chìm sâu vào trong thịt, bên ngoài thì lại nổi lên rất đau gây khó khăn khi đi lại.

Nguyên nhân chai chân

Chai chân dễ nhận thấy. Khi có vùng da ở chân dày cứng khác thường, có khi biểu bì sưng tấy – là đã bị chai chân. Hoặc do sự đè ép mạnh và kéo dài, lặp đi lặp lại. Hoặc do dị vật chìm trong da thịt gây nên; Phần nhiều nữa là do đi giầy chật, đế giày dép quá cứng đã gây tì đè, ma sát bàn chân. Chỗ chân cọ xát hàng ngày bị cứng lại và dày lên.

Các bác sĩ Y học cổ truyền công tác tại Cao đẳng Y Dược Pasteur cho hay, chai chân bắt đầu hình thành là các vết nhỏ ở các ngón chân, gan bàn chân… nếu không chữa trị có thể lan rộng và gây đau đớn.

Một số phương pháp, bài thuốc đông y chưa chai chân

Với kiến thức Đông y của một số Y sĩ Y học cổ truyền biết được chai chân thuộc phạm vi các chứng bệnh như Nhục chích, Kê nhãn…, được xử lý đơn giản bằng một số phương pháp như sau:

– Hồng hoa 3g, địa cốt bì 6g, tán bột trộn với dầu vừng và một chút bột mì thành dạng cao rồi đắp lên tổn thương.

– Ô mai 30g sấy khô, tán vụn, đem ngâm với 250 ml giấm chua trong 2 tuần rồi lấy dịch thuốc bôi vào tổn thương mỗi ngày 3 lần.

– Trần bì 15g, cẩu tích 30g, uy linh tiên 30g, địa phu tử 30g, hồng hoa 10g, sắc lấy nước ngâm chân khi còn nóng, mỗi ngày 2 lần. Mỗi thang có thể dùng 3 – 4 lần.

Bài thuốc chữa chai chân

– Bột huyết kiệt 5g, bột đá vôi lượng vừa đủ, hai thứ đem hoà với 100 ml nước muối đặc thành dạng cao rồi đắp lên tổn thương, dùng băng y tế cố định trong 24 giờ. Sau đó, tháo băng, gỡ bỏ cao thuốc, bóc hết chai rồi dùng mật quạ bôi một lớp mỏng trong 24 giờ. Một nghiên cứu của Trung Quốc tiến hành trên 100 ca đều đạt kết quả tốt.

– Giấy cũ nát 30g đem ngâm với 50 ml rượu tốt, sau 7 ngày thì dùng được. Trước tiên gọt bỏ lớp sừng dày rồi bôi dịch thuốc, mỗi ngày 2 lần, chừng 7 ngày thì khỏi.

– Trước tiên, rửa sạch tổn thương, sát khuẩn bằng cồn y tế rồi dùng dao lam nhẹ nhàng gọt bỏ lớp sừng dày. Sau đó, lấy lá lô hội tươi thái phiến mỏng đắp lên tổn thương và dùng băng cố định , mỗi ngày thay thuốc 2 lần, làm liên tục cho đến khi khỏi.

– Phèn phi 10g, hoàng đan 10g, phác tiêu 10g, ba thứ tán bột, trộn đều. Trước tiên, dùng mũi dao khoét 1 lỗ ở trung tâm tổn thương, sau đó dùng bột thuốc rắc đầy và cố định bằng băng y tế, mỗi ngày thay thuốc 1 lần.

– Tỏi vỏ tím 1 củ, hành tươi 1 củ, giấm chua vừa đủ. Trước tiên, dùng cồn y tế sát trùng rồi lấy dao lam nhẹ nhàng gọt bỏ lớp sừng dày. Tiếp đó, ngâm chân bằng nước muối trong 20 phút (200 ml nước chín pha với 5g muối) rồi dùng tỏi và hành giã nát trộn với giấm chua đắp lên tổn thương, cố định bằng băng y tế, mỗi ngày thay thuốc 1 lần, thông thường 5 đến 7 ngày là khỏi.

– Ngô công sống (con rết) 1 con rửa sạch, giã nát đem trộn với 1,5g lưu hoàng rồi đắp lên tổn thương, mỗi ngày thay thuốc 1 lần, thường sau 3 đến 4 lần là khỏi. Có thể thay lưu hoàng bằng băng phiến 1g.

– Ô mai 30g, muối ăn 3g, giấm lâu năm lượng vừa đủ. Ô mai đem ngâm vào nước muối trong 1 ngày rồi bỏ hạt, giã nát, trộn với giấm thành dạng hồ và đắp lên tổn thương, mỗi ngày thay thuốc 1 lần, thường sau 3 lần là khỏi.

– Trước tiên, ngâm chân bằng nước ấm rồi dùng dao lam nhẹ nhàng gọt bỏ lớp sừng dày. Sau đó, lấy mật quạ bôi lên tổn thương, dùng băng cố định bên ngoài, 3 đến 4 ngày thay thuốc 1 lần.

– Ngô công sống 1 con, dầu vừng lượng vừa đủ. Đem ngô công ngâm vào dầu vừng trong 2 ngày rồi lấy ra giã nát và đắp lên tổn thương, thường sau 1 đêm lớp chai chân sẽ bong ra.

– Lấy 1 miếng sáp ong đắp lên tổn thương rồi dùng băng cố định bên ngoài, thường sau vài ngày lớp chai chân sẽ bong ra, nếu 1 lần chưa có hiệu quả thì làm thêm một lần nữa.

– Lấy 30g phá cố chỉ tán nhỏ đem ngâm với 100 ml cồn 95% trong lọ thuỷ tinh, bịt kín miệng, mỗi ngày lắc đều 1 lần, sau 10 ngày thì dùng được. Trước tiên, sát trùng tổn thương bằng cồn y tế rồi dùng dao lam nhẹ nhàng gọt bỏ lớp sừng dày sao cho không chảy máu là được, tiếp đó dùng bông thấm dịch thuốc đắp lên vùng bị chai, cố định cho đến khi khô thì thôi, mỗi ngày làm 1 lần, thường sau 5 đến 7 ngày là khỏi.

Nguồn: ysiyhoccotruyen.com

Có thể bạn quan tâm

chong-mat-hoa-mat

Điều trị chứng hoa mắt chóng mặt đột ngột bằng phương pháp đông y

Bài thuốc y học cổ truyền được nhiều người lựa chọn khi xuất hiện tình trạng hoa mắt chóng mặt đột ngột. Tùy từng thể bệnh mà áp dụng bài thuốc điều trị tương ứng.