Danh mục
Bài thuốc y học cổ truyền trị Đinh râu, Chín mé Đinh râu và chín mé là 2 căn bệnh tưởng chừng như đơn giản nhưng lại có thể gây biến chứng rất nguy hiểm. Nếu đã mắc bệnh bạn nên tham khảo những bài thuốc sau đây.
Trang chủ > Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền > Bài thuốc y học cổ truyền trị Đinh râu, Chín mé

Bài thuốc y học cổ truyền trị Đinh râu, Chín mé

Đinh râu và chín mé là 2 căn bệnh tưởng chừng như đơn giản nhưng lại có thể gây nhiều biến chứng rất nguy hiểm. Nếu đã mắc bệnh bạn nên tham khảo những bài thuốc sau đây.

Điều trị Đinh râu, chín mé theo Y học cổ truyền
Điều trị Đinh râu, chín mé theo Y học cổ truyền

Bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh Đinh râu

Đinh râu thường mọc ở vùng da trên môi, miệng cằm, quanh mũi và có trường hợp xuất hiện bên trong hốc mũi. Tuy nhiên nếu không được chữa trị đúng cách có thể gây các vết thương mưng mủ nặng hơn có thể gây nhiễm trùng máu, tê liệt não bộ,…

Nguyên nhân gây ra bệnh Đinh râu thường là do mọc mụn trứng cá, tổn thương do việc cạo râu, dao cạo nhiễm bẩn, viêm lỗ chân lông nặng, không vệ sinh sạch sẽ,…Vì vậy cần tắm rửa thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn, chú ý lau khô người sau khi tắm.

Theo Đông y nguyên nhân gây bệnh là do cơ thể nóng quá, do vậy cần ăn thứ mát như bột sắn dây, sinh tố rau má… sẽ hạn chế nhiệt miệng. Việc dùng một số vitamin như vitamin C, PP giúp tăng sức đề kháng giúp cải thiện bệnh.

Khi thấy máu có vi trùng gây bệnh phải chữa như chứng nhiễm trùng huyết giới thiệu ở bài sau:

Phương pháp chữa: Phải thanh hoá giải độc, lương huyết tiêu độc

Bài 1gồm các vị thuốc đông y sau: Bồ công anh 80g, Lá cúc 80g, Hoa cúc 80g. Giã nát, lọc lấy nước uống, bã đắp tại chỗ.

Bồ công anh là vị thuốc chữa Đinh râu
Bồ công anh là vị thuốc chữa Đinh râu

Bài 2: Ngũ vị tiêu độc ẩm gia giảm: Kim ngân hoa 40g, Tiểu hoa địa đinh 40g, Cúc hoa 20g, Liên kiều 20g, Bồ công anh 40g.

Bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh Chín mé

Theo y học hiện đại, chín mé được gọi là bệnh Panaris, bệnh nhiễm khuẩn thường gặp ở đầu ngón tay. Các nguyên nhân gây bệnh thường là do vi khuẩn hoặc virus như khuẩn cầu vàng hoặc Virút écpét, các vi khuẩn này xâm nhập vào các vết xướt, vết thương nhỏ,…

Bệnh chín mé thường xảy ra do một phần thói quen không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, vì vậy để phòng bệnh cần rửa tay, chân sạch sẽ hàng ngày, tránh ngâm tay, chân trong nước quá lâu, không đi chân đất, tránh để cát bụi dính vào các kẽ ngón chân, khi cắt móng cần lưu ý không cắt quá sát vào da hoặc lấy khóe sâu ở hai bên cạnh của ngón chân, ngón tay, không cắt móng tròn.

Theo Y sĩ y học cổ truyền, nguyên nhân do hoả độc ở trong hoặc do sang chấn bị nhiễm độc.

Phương pháp chữa: Phải thanh hoả giải độc.

Bài 1: Lá Phù dung tươi 20g,  Củ chuối tiêu 20g, Rau sam tươi 20g, Muối20g. Tất cả nguyên liệu giã nhỏ bọc vào một miếng gạc đắp vào chỗ bị chín mé.

Bài 2: Tỏi bóc vỏ một nhánh, giã nhỏ đắp vào chỗ chín mé lúc đang viêm (không dùng khi đã có mủ).

Bài 3:Kim ngân20g, Hạ khô thảo 16g, Thạch xương bồ8g,  Kinh giới12g, Tạo giác thích 8g, Hà thủ ô 16g.

Có thể bạn quan tâm

chong-mat-hoa-mat

Điều trị chứng hoa mắt chóng mặt đột ngột bằng phương pháp đông y

Bài thuốc y học cổ truyền được nhiều người lựa chọn khi xuất hiện tình trạng hoa mắt chóng mặt đột ngột. Tùy từng thể bệnh mà áp dụng bài thuốc điều trị tương ứng.