Danh mục
Bài thuốc y học cổ truyền trị loét dạ dày Loét dạ dày là bệnh thường gặp đối với những người có những bữa ăn qua loa vội vàng trong thời gian dài. Hãy cùng y sỹ y học cổ truyền tìm hiểu một số bài thuốc chữa bệnh này nhé. Giải độc gan bằng loại “Tiên dược” rẻ tiền tốt gấp trăm lần thuốc ...
Trang chủ > Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền > Bài thuốc y học cổ truyền trị loét dạ dày

Bài thuốc y học cổ truyền trị loét dạ dày

Loét dạ dày là bệnh thường gặp đối với những người có những bữa ăn qua loa vội vàng trong thời gian dài. Hãy cùng y sỹ y học cổ truyền tìm hiểu một số bài thuốc chữa bệnh này nhé.

Loét dạ dày

Triệu chứng của bệnh loét dạ dày

Bác sỹ Nguyễn Thanh Hậu – giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền tại TPHCM cho biết nguyên nhân gây bệnh loét dạ dày tá tràng là do tình chí bị kích thích, can khí uất kết hay do ăn uống thất thường… Can khí uất kết gồm: khí uất, hỏa uất và huyết ứ.

Biểu hiện của người bệnh là đau giữa bụng trên rốn thường xuất hiện sau khi ăn 2-3 tiếng; bị nôn hoặc buồn nôn thường gặp lúc đang tiêu hóa thức ăn; ợ chưa, ợ hơi, nóng rát thượng vị; rối loạn tiêu hóa và bị giảm cân.

Những bài thuốc Y học cổ truyền chữa loét dạ dày

Các y sĩ Trường Cao đẳng Dược tại TPHCM đã tổng hợp và chia sẻ các bài thuốc đông y trị loét dạ dày hiệu quả.

Bài thuốc 1:

Thuốc có tác dụng táo thấp hóa nhiệt, dưỡng huyết kiện tỳ, lý khí: thương truật sao 10g, hoài sơn 15g, hậu phác 10g, ngũ linh chi 10g, trần bì 10g, quy vĩ 12g, đan sâm 15g, tử thảo 12g, ý dĩ 15g, ngọa lăng  tử (vỏ sò) 15g, sinh bồ hoàng (cỏ nến) 10g, mộc hương 8g. Sắc uống.

Bài thuốc 2: 

Gồm những vị thuốc Đông y: thục địa 20g, ngưu tất 6g, thạch cao 20g, mạch môn 12g, tri mẫu 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng mát dạ, dịu khát: Dùng khi dạ dày nhiệt, miệng khát, hoặc hỏa ở dạ dày bốc nóng sinh ra đau đầu, nhức răng.

Bài thuốc 3:

Thổ phục linh 16g, nghệ vàng 12g, bồ công anh 16g, lá độc lực 8g, vỏ bưởi bung 8g, kim ngân 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc 4: 

Hoàng liên 3g, tô diệp 3g. Sắc uống ngày 1 thang. Chữa dạ dày nhiệt, nôn ra nước đắng, nước chua, phụ nữ có thai bị nôn.

Bài thuốc y học cổ truyền trị loét dạ dày

Bài thuốc 5: 

Ô tặc 60g, hoàng liên 50g, ngô thù 30g, bối mẫu 30g, sinh cam thảo 30g, nguyên hồ 30g. Tán bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 6 – 12g; có thể làm viên hoàn mềm. Chữa loét dạ dày hành tá tràng.

Bài thuốc 6: 

Bạch thược 30g, cam thảo 15g, địa du 30g, hoàng liên 8g. Các vị tán bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 6 – 8g; có thể làm viên hoàn mềm. Thuốc có tác dụng tả nhiệt hòa vị. Chữa loét hành tá tràng.

Bài thuốc 7: 

Hoàng cầm 16g, cam thảo 6g, sơn chi 12g, ngô thù 2g, mai mực 20g, hoàng liên 8g, mạch nha 20g, đại táo 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài thuốc 8: 

Trúc nhự 12g, gừng tươi 8g, lô căn tươi 40g, mễ ngạnh 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Công dụng mát dạ, cầm nôn. Chữa âm hư, dạ dày bốc hỏa, đau đầu nhức răng, khát, bứt rứt, mất máu.

Bài thuốc 9: 

Sài hồ 12g, chỉ thực 6g, hoàng cầm 10g, sinh khương 10g, bán hạ 8g, đại táo 3 quả, bạch thược 10g, đại hoàng 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Thuốc có tác dụng thanh nhiệt tán uất, chữa loét dạ dày.

Mong rằng các bài thuốc trên đây có thể giúp được mọi người trong việc điều trị loét dạ dày một cách hiệu quả nhất.

Nguồn: ysiyhoccotruyen.com

Có thể bạn quan tâm

chong-mat-hoa-mat

Điều trị chứng hoa mắt chóng mặt đột ngột bằng phương pháp đông y

Bài thuốc y học cổ truyền được nhiều người lựa chọn khi xuất hiện tình trạng hoa mắt chóng mặt đột ngột. Tùy từng thể bệnh mà áp dụng bài thuốc điều trị tương ứng.