Danh mục
Chữa bệnh viêm tai giữa bằng Y học cổ truyền Bệnh viêm tai giữa là tình trạng lớp niêm mạc trong tai bị tổn thương và nhiễm khuẩn gây chảy dịch mủ tai dẫn đến suy giảm khả năng nghe. Một số tác dụng chữa bệnh bất ngờ từ cây sả Hướng dẫn sử dụng thuốc Y học cổ truyền Những công dụng tuyệt vời ...
Trang chủ > Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền > Chữa bệnh viêm tai giữa bằng Y học cổ truyền

Chữa bệnh viêm tai giữa bằng Y học cổ truyền

Bệnh viêm tai giữa là tình trạng lớp niêm mạc trong tai bị tổn thương và nhiễm khuẩn gây chảy dịch mủ tai dẫn đến suy giảm khả năng nghe.

Bệnh viêm tai giữa gây ù tai

Bệnh viêm tai giữa gây ù tai

Bệnh viêm tai giữa có nhiều nguyên nhân, có thể do viêm mũi, viêm họng, viêm xoang hoặc do người bệnh để tai dính nước bẩn…Người bệnh cần được khám chuyên khoa và tuân thủ đúng chỉ định điều trị của thầy thuốc. Bên cạnh đó có thể áp dụng một số bài thuốc Đông y để hỗ trợ và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Thuốc uống chữa bệnh viêm tai giữa

Bài 1: Hạ khô thảo 6g, sài đất 6g, kinh giới 6g, hoàng kì 6g, phòng sâm 6g, bạch linh 6g, bạch truật 6g, đinh lăng 7g, thổ phục linh 8g, mẫu lệ 6g, chi tử 6g, cây cứt lợn 7g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 2-3 lần. Công dụng: Chống viêm, chống dị ứng, thống nhĩ, giảm đau, giảm tiết dịch mủ tai.

Bài 2: Sài hồ 10g, xuyên khung 10g, đương quy 15g, mần tưới 10g, bạch linh 12g, hương phụ 10g, thạch xương bồ 02g, hồng hoa 10g, bán hạ 10g. Sắc uống ngày một thang. 10 ngày làm một liệu trình. Dùng trong trường hợp viêm tai giữa mạn tính, tai có mủ, tai ù, khả năng nghe giảm sút.

Cây cứt lợn là vị thuốc đông y điều trị viêm tai giữa hiệu quả

Bài 3: Cây cứt lợn 15g, ngân hoa 10g, liên kiều 12g, thổ phục linh 20g, sài hồ 12g, bưởi bung 15g, kinh giới 15g, xuyên khung 10g, bạch chỉ nam 15g, nam tục đoạn 20g, ích mẫu 15g, nam hoàng bá 15g, hương phụ 12g, trần bì 12g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Công dụng chống viêm, chống ngứa, chống dị ứng, giảm tiết dịch do viêm tai giữa.

Chữa bệnh viêm tai giữa bằng bài thuốc Ỵ học cổ truyền

Chữa bệnh viêm tai giữa bằng bài thuốc Ỵ học cổ truyền

Sử dụng các bài thuốc nhỏ tai

Có thể dùng một bài thuốc Y học cổ truyền uống kết hợp với bài thuốc nhỏ tai. Tuy nhiên cần có sự hướng dẫn của thầy thuốc chứ không tự ý sử dụng bài thuốc.

Bài 1: Kinh giới, cây ngũ sắc, thạch xương bồ, thương nhĩ tử, trần bì mỗi vị 15g. Cho các vị vào ấm sắc thuốc, đổ 200ml nước, đun còn khoảng 50ml. Rót nước thuốc ra, dùng bông y tế lọc 2 lần cho trong nước. Đóng vào lọ, bảo quản trong tủ lạnh dùng dần. Mỗi lần nhỏ 2 – 3 giọt, ngày 3 – 4 lần. Phương pháp này có tác dụng: diệt khuẩn, chống viêm, tiêu độc, giảm đau, giảm tiết dịch.

Bài 2: Thạch xương bồ 15g, kinh giới 15g, hoàng kỳ 15g, hoàng liên 12g. Cho các vị vào nồi, đổ nước 300ml, sắc lọc bỏ bã lấy 60ml. Dùng bông y tế lọc nước thuốc 2 lần cho trong nước. Đóng vào lọ, bảo quản trong tủ lạnh dùng dần. Hằng ngày nhỏ tai 3 – 4 lần, mỗi lần 2 – 3 giọt.

Công dụng: chống ngứa, tiêu viêm, giảm đau, thông khiếu.

Theo tin tức Y tế sức khỏe bệnh viêm tai giữa cũng là bệnh mãn tính, khó chữa khỏi dứt điểm, bởi vậy người bệnh nên thường xuyên vệ sinh tai mũi họng và tích cực điều trị các bệnh về mũi họng để phòng ngừa bệnh viêm tai giữa hiệu quả. Trước khi nhỏ thuốc rửa tai nên dùng nước muối sinh lý rửa sạch lỗ tai và mủ tai. Ăn uống đủ chất, ăn nhiều rau quả tươi có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc và bổ sung vitamin nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Nguồn: ysiyhoccotruyen.com

Có thể bạn quan tâm

chong-mat-hoa-mat

Điều trị chứng hoa mắt chóng mặt đột ngột bằng phương pháp đông y

Bài thuốc y học cổ truyền được nhiều người lựa chọn khi xuất hiện tình trạng hoa mắt chóng mặt đột ngột. Tùy từng thể bệnh mà áp dụng bài thuốc điều trị tương ứng.