Danh mục
Điều Trị Bệnh Viêm Loét Dạ Dày Bằng Y Học Cổ Truyền Viêm loét dạ dày là bệnh về đường tiêu hóa chiếm tỉ lệ cao nhất hiện nay. Y học cổ truyền là phương pháp được đánh giá cao trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày. Tuyển sinh Trung cấp Y sĩ y học cổ truyền năm 2015 Học Y sĩ y học cổ truyền ...
Trang chủ > Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền > Điều Trị Bệnh Viêm Loét Dạ Dày Bằng Y Học Cổ Truyền

Điều Trị Bệnh Viêm Loét Dạ Dày Bằng Y Học Cổ Truyền

Viêm loét dạ dày là bệnh về đường tiêu hóa chiếm tỉ lệ cao nhất hiện nay. Y học cổ truyền là phương pháp được đánh giá cao trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày.

niem-mac-da-day

Nguyên nhân chính dẫn đến viêm loét dạ dày đó là lượng axit trong dạ dày quá lớn. Do đó để khắc phục ta phải làm giảm tác dụng của axit dạ dày tiết ra lên niêm mặc dạ dày hạn chế hoặc loại bỏ những kích thích có hại để dạ dày được nghỉ ngơi và các tổn thương mau lành. Do đó điều chỉnh chế độ ăn là rất quan trọng trong việc điều trị bệnh viêm loét dạ dày.

Dạ dày có vai trò quan trọng trong dinh dưỡng. Ngoài việc dự trữ thức ăn đưa vào để tiêu hóa dần, dạ dày còn là cơ quan nghiền nhuyễn thức ăn và tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hóa, hấp thụ thức ăn ở ruột non. Loét dạ dày tá tràng là một bệnh khá phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam, bệnh thường đứng đầu trong các bệnh đường tiêu hóa, bệnh có chiều hướng ngày càng gia tăng. Cơ chế bệnh sinh chủ yếu là tăng tiết axit.

Nguyên tắc ăn uống cho người loét dạ dày

Người viêm dạ dày nên tránh những thức ăn quay, rán tẩm ướp nhiều gia vị.

Trong dinh dưỡng bình thường thì khối lượng thức ăn, sự nhai nghiền thức ăn thành mảnh bé trước khi nuốt vào dạ dày là rất quan trọng cho quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn ở ruột non. Muốn tiêu hóa, hấp thu thức ăn có hiệu quả cần lưu ý:

  • Nấu chín, ninh nhừ thức ăn, không nên dùng thực phẩm ăn sống.
  • Nhai kỹ, ăn chậm.
  • Không ăn quá no một lúc mà nên chia thành nhiều bữa (4-5 bữa), ăn nhiều bữa để thường xuyên có tác dụng trung hòa axit, mỗi bữa nên ăn nhẹ để khỏi gây căng dạ dày vì căng dạ dày dễ kích thích tiết nhiều axit.
  • Không ăn quá nhiều canh cùng với bữa cơm. Ăn xong không nên lao động nặng, chạy nhảy ngay.

Bài Thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh đau dạy dày

 Hiện nay phương pháp phổ biến được biết đến để chữa bệnh đau dạ dày đó là dùng bột nghệ với mật ong. Nhưng không phải ai cũng biết cây “Cam thảo” cũng là cây thuốc trị viêm loét dạ dày hiệu quả, là phương thuốc phổ biến, dễ tìm và giá cả lại vừa túi tiền ai cũng có thể sử dụng.  Nhiều thầy thuốc còn tín nhiệm cam thảo hơn hẳn các thuốc loại thuốc kháng axit trong việc chữa trị viêm loét dạ dày cho các bệnh nhân bởi độ an toàn của nó đối với cơ thể.

Ngoài được sử dụng như một thức uống giải khát để giải nhiệt cơ thể, cam thảo còn được coi là một cây thuốc trị bách bệnh rất có lợi cho sức khỏe, mát gan, giải độc.

Điều trị loét dạ dày: Cam thảo kích thích sự phòng thủ của cơ thể để ngăn chặn sự hình thành các vết loét. Đặc biệt nhiều thầy thuốc còn tín nhiệm cam thảo hơn hẳn các thuốc loại thuốc kháng axit khác trong điều trị viêm loét dạ dày.

 Theo các nghiên cứu thì có 91% các bệnh nhân thành công trong điều trị viêm loét dạ dày bằng cách sử dụng cam thảo. Tuy nhiên, việc điều trị viêm loét dạ dày nên tiếp tục được điều trị thêm từ 8-16 tuần sau khi bệnh khỏi hẳn

Cam thảo cần được ăn/ hoặc uống khoảng 20-30 phút trước bữa ăn để việc điều trị hiệu quả hơn các vết loét vì lúc ấy cam thảo sẽ hoạt động như một lớp màng trong dạ dày, từ đó giúp bảo vệ dạ dày của bạn.

cam-thao-tri-benh-viem-loet-da-day

Ngoài ra, cam thảo giúp duy trì mức độ axit trong dạ dày từ đó nó kiểm soát trọng lượng cơ thể hiệu quả.

  • Điều trị bệnh hô hấp: cam thảo có chất chống dị ứng đó là điều cần thiết để điều trị chứng rối loạn hô hấp ở trẻ em và người lớn.
  • Tác dụng chống viêm: cam thảo có chứa nhiều cortisone – một hormone chữa viêm và dị ứng rất lành tính và không có tác dụng phụ tiêu cực.
  • Giảm sốt: Khi kết hợp cùng một số loại thảo dược khác như kinh giới, lá tía tô, cúc tần, kim ngân, gừng…. thì cam thảo giúp hạ nhiệt và giảm sốt, cảm mạo.
  • Ngoài những tác dụng phổ biến trên, cam thảo còn được coi là một loại thuốc quý tự nhiên để hỗ trợ điều trị các bệnh như:
  • Bệnh mụn giộp sinh dục
  • Xơ gan
  • Viêm gan
  • Viêm khớp
  • Hội chứng khó chịu ngày tiền nguyệt san
  • Hội chứng mãn kinh
  • Giảm đường huyết
  • Nhuận tràng
  • Lợi tiểu

Cảnh báo:

  • Với những người bị tăng huyết áp hoặc có các vấn đề về thận thì không nên ăn/ uống cam thảo.
  • Nguyên nhân là do khi uống cam thảo quá nhiều, nó có thể gây ra tình trạng giữ nước và tăng huyết áp. Nếu bạn đang ở trong hoàn cảnh này thì những tác dụng phụ trên có thể được giảm đi bằng cách tăng liều lượng lớn kali và giảm hấp thụ muối ăn từ chế độ ăn uống hàng ngày!
  • Với những người bình thường, bạn cũng chỉ nên sử dụng cam thảo ở liều dùng khuyến cáo từ 1 – 2 gram/ rễ cam thảo/ ngày hoặc 0,25-0,5 gam cam thảo đã được trích xuất.

Tham khảo thêm: Y Sĩ Y Học Cổ Truyền Hướng Dẫn Bài Thuốc Nam Tự Giải Độc Gan

y sĩ đa khoa – Siêu thị thuốc việt – Y tế Việt nam

Có thể bạn quan tâm

chong-mat-hoa-mat

Điều trị chứng hoa mắt chóng mặt đột ngột bằng phương pháp đông y

Bài thuốc y học cổ truyền được nhiều người lựa chọn khi xuất hiện tình trạng hoa mắt chóng mặt đột ngột. Tùy từng thể bệnh mà áp dụng bài thuốc điều trị tương ứng.