Danh mục
Tìm nguyên nhân và cách trị mẩn ngứa theo YHCT Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà trong y học cổ truyền có những bài thuốc điều trị mẩn ngứa hiệu quả và an toàn đối với sức khỏe người sử dụng. Điều trị tăng huyết áp chỉ với gối thuốc đơn giản YHCT góp phần bổ huyết, giảm đau bằng cây hy thiêm YHCT ...
Trang chủ > Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền > Tìm nguyên nhân và cách trị mẩn ngứa theo YHCT

Tìm nguyên nhân và cách trị mẩn ngứa theo YHCT

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh mà trong y học cổ truyền có những bài thuốc điều trị mẩn ngứa hiệu quả và an toàn đối với sức khỏe người sử dụng.

Tìm nguyên nhân và cách trị mẩn ngứa theo YHCT

Mẩn ngứa là hiện tượng thường gặp với nhiều nguyên nhân khác nhau như viêm da, huyết nhiệt, dị ứng, chức năng gan bị rối loạn… Mặc dù chúng không gây ra nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây nhiều khó chịu đối với người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ. Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc tân dược thì những vị thuốc, bài thuốc đông y được các bậc thầy trong y học cổ truyền nghiên cứu và tích lũy kinh nghiệm được xem là giải pháp hiệu quả nếu bạn không muốn xuất hiện các tác dụng phụ.

Bài thuốc YHCT trị mẩn ngứa do viêm da      

Khi bị mẩn ngứa do viêm da, bạn sẽ thấy mặt da xuất hiện nổi tịt hoặc sần sùi, chất da xơ cứng, tổn thương rải rác ở vùng kín hoặc từng đám trên cẳng tay, trên đùi, mông hoặc ở những nơi có nếp gấp… có thể bị phù nhẹ, ngứa nhiều gãi nhiều.

Phép điều trị: chống viêm, chống ngứa, thanh nhiệt. Dùng một trong các bài:

Bài 1: Thổ linh, kinh giới, nam hoàng bá, lá đơn đỏ mỗi vị 16g; ngân hoa, phòng phong, bạch chỉ, hoa hòe sao, mỗi vị 10g; huyền sâm, sài hồ, chi tử mỗi vị 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: thanh nhiệt, giảm ngứa, chống viêm, tiêu độc.

Bài 2: Phục linh 20g; kinh giới, kim ngân, đinh lăng, bồ công anh mỗi vị 16g; sài hồ, xương bồ, quả ké mỗi vị 12g; xuyên khung 10g. Ngày 1 thang. Sắc 3 lần, uống 3 lần. Uống 10-12 ngày là 1 liệu trình. Công dụng: thanh nhiệt, tiêu độc, chống viêm chống dị ứng.

Bài thuốc YHCT trị mẩn ngứa do huyết nhiệt

Triệu chứng: Bên trong thì huyết nhiệt, bên ngoài thì nắng nóng. Sự kết hợp của hai yếu tố này dẫn đến tình trạng mẩn ngứa. Theo các Y sĩ Y học cổ truyền Hà Nội, do huyết nhiệt mà việc tiêu độc bị ngưng trệ, thời tiết nóng quá, các mao mạch ngoại vị giãn nở, độc tà thoát ra ngoài gây ngứa.

Phép điều trị: lương huyết giải độc, trừ tà thanh nhiệt. Dùng một trong các bài:

Bài 1: Đậu đen sao 24g; thổ linh 20g; nam hoàng bá, lá đơn đỏ, tang diệp mỗi vị 16g; sài hồ, hoa hòe sao vàng, sinh địa mỗi vị 12g; ngân hoa, liên kiều, chi tử, mỗi vị 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: thanh nhiệt mát huyết, chống viêm tiêu độc.

Bài 2: Lá đinh lăng, lá cối xay, lá vông, lá mã đề mỗi vị 20g; rau má 16g; bạch thược, cam thảo, hoài sơn mỗi vị 12g; đan bì, địa cốt bì, chi tử mỗi vị 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: thanh nhiệt tiêu độc, trừ tà chống ngứa.

Lá đinh lăng

Bài thuốc YHCT trị mẩn ngứa do dị ứng thức ăn

Trường hợp bị ngứa do ăn thịt gà

Người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc YHCT sau:

Bài 1: Lá tía tô 16g; thổ linh 16g; hoa hoè (sao kỹ), chi tử, thương nhĩ (sao), bạch chỉ nam, liên kiều mỗi vị 12g; sinh khương 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Lá đơn mặt trời 20g, sài đất 20g, bạch biển đậu (sao vàng) 16g, phòng phong 10g, kinh giới 12g,  đậu đen (sao thơm) 14g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần.

Trường hợp bị ngứa do ăn cua ốc, hến

Theo kinh nghiệm của các bác sĩ đồng thời là giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền Hà Nội cho biết, việc bị ngứa ăn cua ốc, hến là trường hợp rất dễ gặp, số lượng người mắc cũng nhiều hơn so với các nguyên nhân khác. Do đó bạn cần chú ý và kết nạp vào cẩm nang sức khỏe của bản thân với bài thuốc sau:

Bài 1: Tía tô 20g, lá đinh lăng (sao thơm) 16g; sài hồ, thương nhĩ (sao), nam hoàng bá (sao vàng), chi tử mỗi vị 12g; bạch chỉ bắc 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần.

Bài 2: Lá tía tô 24g, lá đơn đỏ16g, lá kinh giới 12g, lá khế 12g. Sắc uống 2-3 lần trong ngày.

Bài thuốc YHCT trị mẩn ngứa do ăn thịt chó

Bài 1: Đậu xanh cả vỏ 20g; nam hoàng bá, biển đậu sao vàng, cam thảo đất đinh lăng, mỗi vị 16g; hoa hoè sao vàng, xa tiền, sài hồ, ngân hoa, hoàng kì, mỗi vị 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: thanh nhiệt, giải độc, tiêu độc, trừ phong ngứa.

Bài 2: ngân hoa 10g; liên kiều, hoàng kì, cam thảo môi vị 12g; đinh lăng, cát căn, lá đơn đỏ, bạch mao căn, bạch biển đâu (sao vàng) mỗi vị 16g; đương quy. Ngày 1 thang, sắc 3 lần, uống 3 lần. Công dụng: giải độc, chống dị ứng, thanh nhiệt (thịt chó nóng cho nên phải thanh nhiệt, giải độc, chống dị ứng).

Trên đây là những bài thuốc trị mẩn ngứa dựa trên những nguyên nhân cụ thể thường gặp trong cuộc sống. Các bài thuốc rất dễ thực hiện và quan trọng là an toàn đối với sức khỏe, tuy nhiên bạn vẫn cần tham khảo ý kiến của chuyên gia và đến phòng khám, bệnh viện YHCT uy tín để khám và điều trị nếu bệnh diễn biến ngày một xấu.

Có thể bạn quan tâm

chong-mat-hoa-mat

Điều trị chứng hoa mắt chóng mặt đột ngột bằng phương pháp đông y

Bài thuốc y học cổ truyền được nhiều người lựa chọn khi xuất hiện tình trạng hoa mắt chóng mặt đột ngột. Tùy từng thể bệnh mà áp dụng bài thuốc điều trị tương ứng.