Đây là bài thuốc y học cổ truyền dùng để ngậm trị ho, viêm amiđan, viêm cổ họng với nguyên liệu và cách sử dụng khá đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất cao.
- Thầy thuốc Đông y tiết lộ bài thuốc y học cổ truyền trị đau mắt đỏ
- Bài thuốc y học cổ truyền dân gian trị ho dai dẳng bằng lá tía tô
- Bài thuốc y học cổ truyền giúp làm sạch phổi do thuốc lá
Công thức làm Y học cổ truyền trị ho hiệu quả
Ho thường xảy ra do thay đổi thời tiết thường kèm theo các chứng bệnh như cảm lạnh. Ho là một phản ứng có lợi của cơ thể nhằm tống những chất bài tiết hoặc dị vật ra ngoài. Do đó không nên dùng thuốc làm ức chế việc ho vì sẽ làm đờm ứ đọng, nhiễm trùng cổ họng, nhiễm trùng phổi nặng hơn. Với việc sử dụng bài thuốc ngậm sau sẽ đem lại kết quả tốt nhất trong điều trị bệnh ho.
Nguyên liệu làm bài thuốc y học cổ truyền dùng để ngậm trị ho có gồm 3 vị: Huyền sâm, Cam thảo và Cát cánh.
Liều dùng, cách dùng: Mỗi vị thuốc dùng một lát cùng tỉ lệ, nhai nhuốt nước bỏ phần xác. Ngày dùng khoảng 5 đến 6 lần.
Ngoài ra, có thể dùng 3 loại này tán thành bột mịn với lượng bằng nhau, trộn với mật ong để làm thành viên ngậm rất tốt. Tùy theo bệnh nặng nhẹ có thể kết hợp với thuốc Đông y và Tây y trong điều trị bệnh.
Công dụng của 3 vị thuốc Đông y
Theo sách Lãn Ông Tâm Lĩnh của Hải Thượng thì 3 vị thuốc Đông y: Cát cánh, Huyền sâm, Cam thảo đều có công dụng chữa trị hiệu quả bệnh ho.
1. Cát cánh còn có tên khác là bạch dược, kết cánh, cánh thảo: vị cay đắng, tính bình, hơi ôn, không độc, vào kinh Tâm, Phế, Vị. Có tác dụng giải độc, trừ phong nhiệt, suyễn xúc ( thở gấp), làm nhẹ ngực (khai hung), thông phế, trừ khí ủng tắc ở thượng tiêu, nhẹ đầu mắt, giải các loại phong, tán hàn tà ở cơ biểu, chứng dưới hông sườn đau như dao đâm, nghẹt mũi, đặc biệt trị chứng yết hầu sưng đau rất hay. Trị phế nhiệt, trừ đàm chữa ho, trục được mủ ở chứng phế ung, sanh huyết mới, tiêu tức giận, trị chứng chinh xung (hồi hộp, lo sợ), trị hết thảy các loại bệnh lở ngứa, ung nhọt. Nó có công năng dẫn thuốc lên trên, ra cơ biểu…
2. Huyền sâm hay còn gọi là hắc sâm, nguyên sâm, ô nguyên sâm: vị đắng mặn, hơi hàn, không độc. Chủ trị: chứng cốt chưng (nóng trong xương), tán được chứng hoả phù du (hoả bốc lên trên). Có tác dụng tư âm bổ Thận, nhẹ yết hầu, tiêu đờm trị ho, làm sáng mắt, trị chứng cảm hàn phát nhiệt, chứng sốt rét hàn nhiệt vãng lai (lúc nóng lúc lạnh), tán được hạch ung thũng ở cổ họng…
3. Cam thảo có tên khác là bắc cam thảo, sinh cam thảo, quốc lão: vị ngọt, tính bình, không độc, quy kinh Tỳ. Có tác dụng chỉ khát hóa đờm, chữa họng đau, chống loét đường tiêu hóa, giải độc,…