Theo quan điểm của Đông y, cảm cúm được phân thành cảm phong hàn và cảm phong nhiệt. Mỗi loại có những nguyên nhân và triệu chứng khác nhau, từ đó dẫn đến việc sử dụng các bài thuốc điều trị riêng biệt.
- Vị thuốc đông y hoàng kỳ giúp phục hồi sức khỏe sau tai biến
- Một số bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa từ vỏ quả lựu
Những điều cần biết về cảm cúm
Cảm phong hàn, hay còn gọi là cảm mạo, là loại cảm cúm rất phổ biến, đặc biệt gia tăng vào mùa đông và xuân. Người bệnh thường gặp phải các triệu chứng như sốt nhẹ, nhức đầu, sợ gió, không ra mồ hôi, và chảy nước mũi trong. Đây là dạng cảm cúm thường gặp nhất trong cộng đồng.
Ngược lại, cảm phong nhiệt là tình trạng nặng hơn, thường xảy ra do sự thay đổi đột ngột của thời tiết, đặc biệt là khi có sự giao mùa. Cảm phong nhiệt có các triệu chứng như ra mồ hôi nhiều, nhức đầu dữ dội, ho có đờm, và chảy máu cam. Loại cảm này dễ lây lan và có khả năng bùng phát thành dịch trong cộng đồng.
Theo thầy thuốc từng giảng dạy tại các Trường Đại học Y học cổ truyền sự khác biệt này không chỉ nằm ở triệu chứng mà còn ở cách điều trị và phương pháp phòng ngừa.
Cảm phong hàn và các bài thuốc đông y điều trị hiệu quả
Cảm phong hàn, còn gọi là cảm mạo, là loại cảm cúm rất phổ biến, đặc biệt vào mùa đông và xuân. Người bệnh thường gặp các triệu chứng như: sốt nhẹ hoặc sốt cao; nhức đầu; sợ gió; không ra mồ hôi; chảy nước mũi trong; lưỡi có rêu trắng; mạch phù khẩn. Ngoài ra, nhiều người còn cảm thấy đau nhức ở khớp và mỏi cơ toàn thân.
Các bài thuốc Đông y cho cảm phong hàn:
- Bài thuốc 1: Cà gai 8g, lá tía tô 80g, trần bì 40g, hương phụ 80g. Tất cả vị thuốc đông y phơi khô và tán thành bột, uống 20g pha với nước mỗi ngày.
- Bài thuốc 2: Tử tô 80g, hương phụ 8g, trần bì 40g, cam thảo 20g. Phơi khô, tán bột, và pha 12g với nước nóng uống.
- Bài thuốc 3: Hạnh nhân 8g, ma hoàng 6g, quế chi 4g, cam thảo 4g. Sắc một thang mỗi ngày để uống.
- Bài thuốc 4: Nếu có triệu chứng đau nhức khớp, nên dùng Kinh phòng bại độc tán gồm phục linh 40g, cát cánh 40g, sài hồ 40g, và các nguyên liệu khác. Phơi khô, tán bột, uống 12g hòa với nước mỗi ngày.
- Thuốc xông: Nấu nước xông từ lá chanh, bưởi, lá dây, kinh giới, bạc hà, và sả. Đun sôi trong 3 phút, xông khoảng 5-10 phút và lau khô người sau khi xông.’
Cảm phong nhiệt và các bài thuốc đông y điều trị hiệu quả
Ngược lại, cảm phong nhiệt là tình trạng nặng hơn, thường xảy ra do sự thay đổi đột ngột của thời tiết, đặc biệt là khi có sự giao mùa. Cảm phong nhiệt có các triệu chứng như ra mồ hôi nhiều, nhức đầu dữ dội, ho có đờm, và chảy máu cam. Loại cảm này dễ lây lan và có khả năng bùng phát thành dịch trong cộng đồng.
Bài thuốc Đông y cho cảm phong nhiệt:
- Bài thuốc 1: Cà gai 40g, tía tô 40g, thanh hao 8g, địa liền 40g, kinh giới 80g, kim ngân 80g, gừng 20g. Phơi khô, tán bột và uống 15-20g mỗi ngày.
- Bài thuốc 2: Cúc hoa 4g, liên kiều 6g, lá dâu 40g, bạc hà 4g, hạnh nhân 8g, cam thảo 4g, rễ sậy 6g, cát cánh 8g. Sắc uống hàng ngày.
- Bài thuốc 3: Hoa kinh giới 16g, ngưu bàng tử 24g, kim ngân 40g, liên kiều 40g, bạc hà 24g, lá tre 4g, cát cánh 24g, đậu xị 20g. Tán thành bột và uống 20-30g mỗi ngày.
Cũng theo bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y học cổ truyền các bài thuốc Đông y vừa an toàn, hiệu quả mà không gây tác dụng phụ. Bạn nên tham khảo để áp dụng cho bản thân và gia đình.