Danh mục
Các Dạng Thuốc Đông Dược Trong Y Học Cổ Truyền Thuốc Đông dược trong Y học cổ truyền Việt Nam vô cùng phong phú bao gồm: Thuốc thang, thuốc cao, thuốc tễ, thuốc đơn, thuốc tán, thuốc rượu… Cùng Y sĩ Y học cổ truyền tìm hiểu về các dạng thuốc trong Đông y Việt Nam. Y sĩ YHCT khuyến cáo thận trọng khi dùng ...
Trang chủ > Tin Giáo Dục > Các Dạng Thuốc Đông Dược Trong Y Học Cổ Truyền

Các Dạng Thuốc Đông Dược Trong Y Học Cổ Truyền

Thuốc Đông dược trong Y học cổ truyền Việt Nam vô cùng phong phú bao gồm: Thuốc thang, thuốc cao, thuốc tễ, thuốc đơn, thuốc tán, thuốc rượu… Cùng Y sĩ Y học cổ truyền tìm hiểu về các dạng thuốc trong Đông y Việt Nam.

Có nhiều cách bào chế thuốc Đông y, đó là các dạng Cao, Đơn, Hoàn, Tán, Đĩnh, Lộ…và thuốc sắc. Y sĩ Y học cổ truyền giới thiệu kỹ thuật bào chế các dạng thuốc trên cơ sở lý luận của Y Dược học phương Đông, có chứng minh bằng các dữ liệu khoa học; đồng thời giới thiệu các bài thuốc của các lương y cống hiến cho Bộ Y tế.

1. Thuốc thang trong Đông y cổ truyền

thuoc-thang-trong-y-hoc-co-truyen

Thuốc thang là hỗn hợp các vị thuốc, cho vào siêu, đổ nước, sắc, lược bỏ xác, lấy nước thuốc  uống gọi là thuốc thang ( Thang: nước nóng ). Thuốc thang thường ứng dụng rất rộng trong các dạng thuốc,  vì nó dùng được liều cao, hấp thụ dễ dàng, hiệu quả nhanh chóng, mà lại còn gia giảm được linh hoạt, rất phù hợp với bịnh tình phức tạp, nhất là trong giai đoạn tấn công.

2. Thuốc cao trong Đông y

Thuốc cao là loại thuốc chiết xuất hoạt chất qua dung môi rồi cô đặc lại. Thuốc cao có nhiều loại: Cao lỏng, cao mềm, cao dẻo, cao khô dùng để uống trong và có loại thuốc cao dùng ngoài như cao dán, cao xoa .

Thuốc cao uống trong trường hợp là thuốc bổ, trị bệnh  mãn tính, dùng dược liệu cao hơn các dạng thuốc tán, hoàn.

Thuốc cao dùng ngoài thường dùng cho những bịnh mụn nhọt về ngoại khoa và những bịnh tật phong, hàn, thấp, tê. Loại cao dùng ngoài này người xưa gọi là thuốc dán mỏng, bây giờ gọi là cao dán . Ngoài ra có loại cao xoa, loại thuốc mềm dùng để bôi hoặc xoa lên da hay niêm mạc ví dụ như cao Sao vàng ( Dầu cù là ).

Phân loại thuốc cao trong YHCT theo tỷ lệ thuốc và nước như sau:

+ Cao lỏng: Thể chất rắn gần như xi rô, rót được dễ dàng. Tỷ lệ 1000 ml tương ứng với 1,2 kg hay hơn nữa, dược liệu khô như cao Tam tài, cao ích mẫu…

+ Cao mềm: Thể chất sánh  như  mật đặc hoặc sền sệt, có tỷ lệ nước từ 20 – 25% như cao Quy bản….

+ Cao dẻo: Thể chất dẻo và mềm như kẹo Mạch nha có tỷ lệ nước từ 12 – 15%, khó tan trong nước như cao Ban long ( Gạc nai), cao Hổ cốt (Xương cọp )…..

+ Cao khô: Cao khô tỷ lệ nước không quá 5%, có thể tán thành bột dễ dàng như  cao Mã tiền.

+ Cao dán: tán nhuyễn thuốc rồi trộn với các chất dính, phết vào giấy bóng hoặc vải… dán lên vùng bệnh trong điều trị mụn nhọt, khí huyết ngưng tụ, đau nhức…

thuoc-cao-trong-y-hoc-co-truyen

Phương pháp bào chế: 

+ Dược Liệu: Thường dùng là thảo mộc hoặc xương, sừng các động vật. Sơ chế theo kỹ thuật yêu cầu của từng loại.

+ Chất nấu: Thường dùng nước mưa hoặc nước giếng đạt tiêu chuẩn nước ăn.

+ Chế Biến: qua 3 giai đoạn:

a, Giai đoạn 1:  Chiết lấy dung dịch nước thuốc bằng cách nấu.

Dụng cụ nấu thường dùng là thùng nhôm (không dùng dụng cụ bằng sắt). Giữa lòng thùng có đặt một ống đã đục nhiều lỗ để múc nước thuốc ra.

Xếp dược liệu cần nấu vào thùng (quanh chiếc ống đặt trong thùng). Trên mặt dược liệu cần đặt một cái vỉ để khi sôi thuốc không bị nổi lên trên. Cho nước vào, lượng nước thường gấp 4-6 lần khối lượng thuốc (thường ngập trên dược liệu 5-10cm là được).

Thời gian nấu:

  • Loại thân rễ cứng: nấu 6 – 8 giờ (2 lần).
  • Lá, hoa, cành nhỏ: nấu 4 – 6 giờ (2 lần).
  • Xương động vật: nấu 12 – 36 giờ (3 lần).

b, Giai đoạn 2: Cô Cao Thuốc

Cô ở nhiệt độc càng thấp càng tốt.

Thời gian cô càng ngắn càng tốt.

Cách cô thuốc: Dùng nồi nhôm hoặc thau bằng men, đổ nước thuốc chiết vào khoảng ¾ nồi hoặc chậu, sau đó chưng cách thủy dần cho thuốc cô lại. Hoặc để vào cát nóng cho thuốc cô lại dần.

  • Nếu cô lấy cao lỏng thì lấy tỉ lệ là 1 lít nước cao bằng 4 –6kg dược liệu.
  • Nếu lấy cao đặc thì  cô cho đến khi thấy thuốc sánh dính như mật.
  • Nếu lấy cao dẻo thì cứ cô cho đến khi dùng dao rạch sâu xuống mà 2 mép không khép lại ngay là được. Đổ thuốc ra khay men có xoa dầu mè hoặc dầu dừa… cho thuốc không dính vào thành chậu. Để nguội, cắt ra thành từng miếng nhỏ, mỗi miếng khoảng 50g hoặc 100g.

c, Giai đoạn 3: Thêm Chất bảo quản

Thuốc cao lỏng thường chỉ để được 2 – 3 ngày là bị mốc. Muốn giữ cho thuốc để được lâu trong khoảng 3 – 5 tháng thì:

  • Mỗi lít cao lỏng khi nguội đóng vào chai thì đổ lên trên 20-30ml cồn 950, để nguyên đừng lắc, đậy nút kín cất đi. Khi dùng mới lắc đều.
  • Hoặc cứ 1 lít cao lỏng, đun sôi với 800g đường hoặc mật hoặc 10ml cồn Acid Benzoic 20%.

thuoc-te-trong-y-hoc-co-truyen

Tuy nhiên, tốt nhất là sau khi đóng chai, đem hấp nước sôi khoảng ½ giờ là được.

Trong phần phụ lục, chúng tôi sẽ giới thiệu kinh nghiệm nấu một số cao thuốc của Viện YHCT Việt Nam.

Khi nấu, nếu cạn thì lại cho thêm nước sôi (không dùng nước lạnh). Nấu xong được 2 nước thì trộn chung rồi cô lại thành cao.

3) Thuốc tễ (Hoàn mềm) trong YHCT Việt Nam

Thuốc tễ là dạng thuốc mềm dẻo, hình cầu, lớn bằng  hạt nhãn ( đường kính 1-2cm ). Gồm Thuốc và mật (Mật ong hoặc mật mía hoặc Mạch nha).

Tỉ lệ mật để trộn với thuốc là 1: 1 hoặc 1,2: 1,5.

Thuốc tễ phần lớn là thuốc bồi dưỡng cơ thể hoặc các thuốc cần dùng liên tục lâu dài để chữa các bịnh mạn tính.

Cách chế biến:

+ Thuốc tán thành bột.

+ Chế biến Mật:

Dùng 1 lít Mật, thêm 50ml nước, nấu sôi, vớt bỏ bọt nổi ở trên, tiếp tục nấu nhỏ lửa cho đến khi mật nổi bọt, phồng to, vớt bỏ bọt đi. Tiếp tục nấu cho đến khi lấy 1 giọt  nhỏ vào chén nước lạnh mà thấy mật chìm xuống đáy chén, không hòa tan vào trong nước ngay là được.

Tuy nhiên, trong chuyên môn người ta còn phân biệt ra ba loại:

  • Mật luyện ở 1140C gọi là mật non.
  • Mật luyện ở 1170C gọi là mật luyện.
  • Mật luyện ở 120 – 1220C gọi là mật già.

Cách sử dụng mật:

  • Loại thuốc có độ dính lớn: dùng mật non.
  • Loại thuốc không dính, không khô: dùng mật luyện.
  • Loại thuốc khô như khoáng vật, rễ nhiều xơ: dùng loại mật già.

Tuy nhiên, khi làm thuốc, đa số dùng loại mật luyện.

+ Làm thành tễ: Cho thuốc bột vào cối, rưới mật đang nóng vào bột cho vừa đủ, trộn đều, giã mạnh liên tục cho đến khi thuốc thành một khối dẻo, nhấc chầy lên thuốc bám thành cả tảng, không còn thuốc dính vào cối nữa là được.

Nếu khi chế tễ mà dược liệu bột có loại chứa tinh dầu thì không nên dùng mật nóng quá sẽ làm cho tinh dầu bốc hơi, hiệu lực của thuốc sẽ giảm.

+ Làm thành hoàn: Luyện thuốc xong, tùy nhu cầu mà chia thuốc thành những viên to nhỏ đều nhau.

Dạng dùng cho người lớn: thường làm hoàn nặng 10 – 12g/ viên.

Dạng dùng cho trẻ nhỏ: có thể làm hoàn nặng 3 – 6g/ viên.

+ Sấy thuốc: Chia viên xong, xếp vào khay hoặc nẹp, dùng khăn mỏng phủ lên để tránh ruồi, bụi … Phơi trong chỗ nắng nhẹ cho đến khi bên ngoài khô nhưng bên trong vẫn dẻo.

+ Đóng gói: Cho từng viên thuốc vào trong giấy bóng kính gói lại. Hoặc cho vào trong quả nhựa, quả sáp. Hoặc cho vào trong bao mỗi bao 10 viên. Đóng kín. Để chỗ thoáng mát, khô ráo.

4. Đơn (đan) thuốc viên trong Y sĩ cổ truyền

Thường loại thuốc Đơn được bào chế dưới dạng những viên nhỏ như Nhân Đơn của Nhật Bản, tuy nhiên, cách xử lý đòi hỏi nhiều công phu hơn. Vì vậy chúng tôi giới thiệu cách làm viên to hơn (Hoàn) thay cho dạng Đơn.

thuoc-vien-trong-dong-y

Thuốc viên thường làm dưới dạng hình tròn, to bằng hạt đậu xanh hoặc lớn hơn. Thường làm viên nặng khoảng 0,50g – 2g.

Thành phần gồm 2 phần chính là:

+ Chất thuốc: đa số là thuốc đã tán thành bột, các dạng cao thảo mộc hoặc động vật.

+ Những chất phụ gia cần thiết để tạo thành viên. Tùy theo chất liệu của thuốc mà chọn phụ gia cho thích hợp:

  • Chất thuốc khô, cứng, nên dùng chất lỏng như Mật, dung dịch hồ nếp.
  • Chất thuốc mềm hoặc lỏng, dùng loại phụ gia khô như bột Cam thảo, bột gạo, bột mì…
  • Làm viên: Có nhiều cách làm viên, chúng tôi giới thiệu phương pháp làm viên bằng thúng lắc vừa đơn giản, vừa dễ làm, thích hợp với những vùng xa, vùng thôn quê…

Dụng cụ:

  • Dùng một chậu bằng nhôm, đường kính trung bình 0,65 – 0,70cm, dầy, cao 0,17cm. Đục 3 lỗ ở 3 góc cho cân, dùng 3 sợi dây cột vào 3 lỗ đó, treo chậu lên cao ngang tầm tay cho dễ lắc.
  • Một bộ sàng bằng tre: khoảng 4-5 cái, có cỡ mắt (lỗ) khác nhau, từ 1,2, 3, 4, 5mm.

Làm Viên:

Giai đoạn một:

Cho thuốc đã tán bột vào chậu hoặc cối, đổ chất phụ gia dần dần vào, dùng chầy vừa nghiền vừa trộn đều thành một khối dẻo nhưng không dính chầy hoặc dính chậu là được.

Nấu sẵn nước để hồ (thường dùng nước hồ gạo).

Gây con giống hoặc viên nhân: Lấy một số lượng bột chừng 40g, tẩm với nước dần cho ướt, dùng tay hoặc một miếng gỗ nhỏ, bốc thuốc hoặc quét thuốc xát lên mặt sàng loại 1mm, cho thuốc rơi vào trong thúng lắc thành những hạt thuốc nhỏ (con giống thuốc). Bỏ sàng ra. Hai tay cầm vào hai miệng thúng ở 2 phía, một tay úp sấp, một tay hơi ngửa, chân đứng hơi dạng ra (hoặc ngồi ghế cũng được), lắc thúng theo chiều đảo tròn. Lắc mạnh khoảng 10 phút, những hạt thuốc ở đáy thuốc sẽ dần dần thành hình tròn giống như hạt Cải thì ngừng lại. Đổ thuốc ra sàng có cỡ mắt 2mm. Chia làm 3 loại:

  • Loại nhỏ lọt qua mắt sàng rơi xuống dùng để tiếp tục gây giống.
  • Loại lớn xù xì, lấy ra để riêng hoặc nghiền nát để gây con giống tiếp.
  • Loại hạt tròn đều, vừa kích cỡ, dùng để tiếp tục làm thành viên theo yêu cầu.

Thường 1kg bột thuốc sẽ gây được 100 – 150 con giống to bằng hạt Cải.

Giai đoạn hai: Cho nước hồ (tùy yêu cầu từng loại mà chọn loại nước hồ cho phù hợp)  vào bình xịt, xịt thành tia sương (giống loại xịt thuốc cho cây) lên con thuốc giống rồi lại rắc thuốc bột vào dần, đồng thời vẫn lắc thúng tiếp cho thuốc mới dính dần vào các con thuốc giống. Khi thấy viên thuốc to đến độ yêu cầu thì thôi.

Giai đoạn ba: Cho toàn bộ mẻ thuốc đó lên sàng loại lớn, sàng lọc, những viên nào nhỏ quá sẽ rơi xuống, còn những viên lớn. Để riêng các viên lớn ra,  các viên nhỏ lại tiếp tục lắc thêm thuốc vào cho đến khi đạt yêu cầu.

Chú ý:

  • Nên tưới nước và rắc bột vừa phải, nếu nhiều nước quá thì thuốc sẽ bết lại, nếu nhiều bột quá thì sẽ thành những hạt nhỏ.
  • Sấy viên: Thuốc làm xong, cho vào tủ sấy. Trải thuốc mỏng ra khay, sấy ở nhiệt độ thấp 50 – 600C trong 2 giờ rồi tăng nhiệt độ lên đến 70 – 800C. không nên sấy ngay với nhiệt độ cao vì sẽ làm cho viên thuốc khô nhanh quá, thuốc sẽ bị nhăn hoặc bên ngoài khô mà bên trong còn ướt, dễ gây nên mốc thuốc sau này. Trong lúc sấy, nên đảo thuốc để cho thuốc khô đều.
  • Bao áo viên thuốc: Bao viên cho thuốc là để cho thuốc không dính vào nhau, che bớt mùi vị khó chịu của thuốc, giữ được hương vị của thuốc và cũng giúp chống mốc.

Các chất thường dùng để bao là:

  • Bột Hoạt thạch, Hoài sơn, Cam thảo.
  • Bột đường, Xi rô…
  • Cao đặc Thục địa…
  • Bột Chu sa, bột Bạc, bột Vàng…

Cách bao viên:

  • Bao bằng bột Hoạt Thạch: Cho viên thuốc vào chậu vừa lắc vừa xịt tia sương xi rô mỏng cho ướt đều thuốc rồi rắc bột Hoạt Thạch lên khắp mặt viên thuốc  trong khi đó vẫn tiếp tục lắc cho bột Hoạt thạch bám vào viên thuốc. Làm như vậy cho đến khi thấy bột Hoạt thạch bao một lớp trắng bóng dầy đều hết các viên thuốc thì thôi.
  • Bao bằng đường: Cho viên thuốc vào thúng lắc, vừa lắc vừa dùng bình xịt tia sương Xi rô đường lên đều viên thuốc cho đến khi đường bám đều mặt ngoài viên thuốc là được.
  • Bảo quản: Thuốc sau khi sấy xong, để thật nguội, cho vào chai hoặc túi nhựa.
  • Để nơi khô ráo, tránh ánh nắng.

5. Thuốc tán (Bột) trong ngành Y học cổ truyền

thuoc-tan-bot-trong-y-hoc-co-truyen

Thuốc tán là loại thuốc thể rắn, rời. Điều chế bằng  cách tán dược liệu từ động vật, khoáng vật, thực vật thành bột vừa hay bột mịn để uống trong hoặc để xoa ngoài thì gọi là thuốc tán. Thuốc tán là những loại thuốc không thể chịu lửa, hoặc có vị sắc thuốc thang uống sẽ bị nôn, thuốc tán  còn có tác dụng hấp thụ nhanh. Thuốc uống trong như Ngũ Linh Tán, Ngân Kiều Tán. Thuốc tán dùng ngoài như:

  • Ngoại khoa: Như Ý Kim Hoàng Tán.
  • Hầu Khoa: Tích Loại Tán.

Ngoài ra có loại thuốc thổi vào mũi cũng là một loại thuốc tán như  Thông Quan Tán.

Khi chế biến, thuốc bột thường có hai loại:

Thuốc chỉ có một dược chất độc nhất, gọi là bột đơn. Thí dụ: Bột Cam thảo, bột Hoạt thạch…

Thuốc gồm nhiều dược chất gọi là bột kép. Thí dụ Lục Nhất Tán (Cam thảo + Hoạt thạch), Tam Vật Bạch Tán (Ba đậu, Cát cánh, Bối mẫu)…

  • Cách chế biến: Lấy dược liệu đã sơ chế sẵn, tán nhuyễn, rây lọc lấy thuốc thật nhuyễn.
  • Bảo quản: Nên phân chia thành liềâu lượng cần dùng, cho vào túi nhựa hàn kín miệng lại, khi sử dụng sẽ tiện và nhanh hơn. Nếu không phân thành gói nhỏ thì phải cho vào lọ đậy kín.

6. Thuốc rượu  (Tửu Dược) trong ngành Y học cổ truyền

Thuốc rượu là dạng thuốc thể lỏng, chế bằng cách dùng rượu để rút hoạt chất của thuốc, như đem các vị thuốc ngâm vào rượu hoặc dùng rượu nhưng cách thủy, sau đó bỏ bã lấy rượu uống hay để xoa bóp bên ngoài.

thuoc-ruou-trong-dong-y

Thuốc rượu có hai loại:

  • Rượu thuốc độc vi: Chỉ có một dược chất như Rượu Ngũ Bì, Rượu Rết…
  • Rượu hỗn hợp nhiều vị: Như Tam xà, Cửu xà, Hoàng Đế Tửu…

Cũng có loại “Rượu thuốc “ dùng cho khai vị hoặc để xoa bóp bên ngoài trị đau nhức hoặc do chấn thương.

Thành phần:

+ Dược Chất có thể là:

  • Thảo mộc: lá cây, vỏ rễ, củ… như Đương quy, Đảng sâm, Nhân sâm…
  • Động vật như Rắn, Tắc kè, Hải mã…
  • Hóa chất như tinh dầu Bạc hà,  tinh dầu Bưởi…

+ Chất dung môi: Thường dùng nhất là rượu 30 – 900.

Chế Biến:

  • Cho dược liệu đã chế biến vào bình (to nhỏ tùy yêu cầu). Cho rượu vào. Thường tỉ lệ giữa rượu và dược liệu  là: Dược liệu một phần, rượu 5 phần. Nếu dược liệu có độc như Phụ tử… thì tỉ lệ là Dược liệu một phần, Rượu 10 phần.
  • Ngâm ít nhất 10 ngày đến 100 ngày. Trong thời gian ngâm, thỉnh thoảng nên khuấy, lắc cho đều thuốc và luôn phải đậy kín bình đựng để khỏi bị bay hơi.

Bảo quản: 

  • Đậy kín, để nơi mát. Rượu thuốc để lâu thường có cặn.
  • Tác dụng: Tính rượu ôn thông, giúp thuốc đi nhanh, đi khắp cơ thể, có công hiệu khu phong, hoạt huyết, uống trong thường dùng để chữa bịnh tê thấp hoặc bồi bổ cơ thể hoặc xoa ngoài cho máu huyết lưu thông.

tuyen-sinh-trung-cap-y-si-y-hoc-co-truyen-1

Nếu yêu thích ngành Y học cổ truyền, bạn có thể đăng ký học Trung cấp Y sĩ Y học cổ truyền tại Trường Trung cấp Y khoa Pasteur để trở thành Y sĩ Y học cổ truyền chữa bệnh cứu người.

Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – TP.Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259

Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Thái Nguyên: Ngõ 233 Đường Quang Trung – Tổ 8 Phường Tân Thịnh – TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại tư vấn: 0280.6556.333

Thí sinh có thể chọn lớp học trong hoặc ngoài giờ hành chính, lớp học cuối tuần Thứ 7 & CN.

 

y sĩ đa khoa – Siêu thị thuốc việt – Y tế Việt nam

Có thể bạn quan tâm

hoc_sinh_1577718821_width640height400_1582683279607612268156_1582685544888_15826855454651986146588_JBKM

57 tỉnh, thành trên phạm vi cả nước công bố lịch nghỉ hè cho học sinh

Theo các thông tin cập nhật hết ngày 20/5, hầu hết các địa phương thuộc ...