Danh mục
Giáo dục các cấp đồng loạt tăng học phí, nỗi lo đến từ người học và phụ huynh Một loạt các trường đại học/ cao đẳng công bố tăng học phí từ năm học 2022, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và các tỉnh thành khác cũng công bố dự thảo học phí giai đoạn 2022 trở đi, dự kiến học phí tăng gấp đôi so với năm cũ. Học sinh, ...
Trang chủ > Tin Giáo Dục > Giáo dục các cấp đồng loạt tăng học phí, nỗi lo đến từ người học và phụ huynh

Giáo dục các cấp đồng loạt tăng học phí, nỗi lo đến từ người học và phụ huynh

Một loạt các trường đại học/ cao đẳng công bố tăng học phí từ năm học 2022, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và các tỉnh thành khác cũng công bố dự thảo học phí giai đoạn 2022 trở đi, dự kiến học phí tăng gấp đôi so với năm cũ. Học sinh, sinh viên đặc biệt là các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng.

Giáo dục các cấp đồng loạt tăng học phí, nỗi lo đến từ người học và phụ huynh
Giáo dục các cấp đồng loạt tăng học phí, nỗi lo đến từ người học và phụ huynh

Mọi cấp học đều tăng học phí:

Theo thông báo mới nhất của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội công bố dự thảo học phí mầm non, phổ thông giai đoan 2022 – 2026, Hà Nội sẽ áp dụng mức sàn trong khung học phí của Nghị định 81/2021. Mức này – gấp đôi so với 2021, và tăng thêm 20-40% mỗi năm sau đó.

Theo ghi nhận của ban tuyển sinh trường đại học Lương Thế Vinh, một số trường đại học trên địa bàn cả nước đã thông báo dự kiến tăng học phí trong năm học 2022 – 2023. Cụ thể:

Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ điều chỉnh tăng lên ở mức 44,368 triệu đồng đồng/năm với nhóm ngành y khoa, dược học, răng – hàm – mặt; và 41 triệu đồng ở nhóm ngành đào tạo còn lại. Như vậy năm nay mức học phí dự kiến của trường sẽ tăng lên gấp 3 lần so với năm trước (học phí năm 2021 của trường là 14.300.000 đồng/năm)

Các ngành y, dược của trường đại học Quốc tế Hồng Bàng cũng dự kiến tăng mức học phí, cụ thể ngành Răng – Hàm – Mặt chương trình tiếng Việt có mức học phí năm 2022 là 105 triệu/ học kỳ, tăng 14 triệu so với mức học phí cũ. Ngoài ra trường cũng tăng học phí với chương trình đào tạo bằng tiếng anh, mức học phí tăng từ 110 triệu đồng/ học kỳ lên 125 triệu đồng/ học kỳ.

Năm 2022 – 2023, Trường ĐH Kinh tế TPHCM tăng mức học phí lên 785.000 đồng/tín (tức rơi vào khoảng 24,8 triệu/ năm) đối với chương trình chuẩn, mức học phí này dự kiến còn tăng trong các năm tiếp theo, cụ thể  năm học 2023 – 2024 là 863.500 đồng/tín chỉ (27,2 triệu đồng/năm) và năm học 2024 – 2025 là 950.000 đồng/tín chỉ (29,9 triệu đồng/năm).

Trường đại học Y Hà Nội dự kiến tăng học phí, một số ngành học phí tăng tới 70% so với năm cũ.

Năm học 2022 – 2023, năm đầu tiên Trường đại học KHXH&NV, ĐHQG TPHCM thực hiện mức học phí mới theo cơ chế tự chủ. Theo đó mức học phí từ 16 – 60 triệu đồng/năm cho hệ đại trà và chất lượng cao.

Bên cạnh những trường đại học kể trên, tin giáo dục còn cập nhật rất nhiều trường đại học khác thông báo tăng học phí trong năm 2022 – 2023.

Giáo dục các cấp đồng loạt tăng học phí, nỗi lo đến từ người học và phụ huynh
Giáo dục các cấp đồng loạt tăng học phí, nỗi lo đến từ người học và phụ huynh

Nỗi lo học phí tăng gấp đôi:

Sau 4 tiếng don dẹp vệ sinh thuê trở về nhà, chị Sen (sinh sống tại quận Đống Đa – Hà Nội) bủn rủn khi nghe con gái đang học lớp 6 thông báo về việc học phí tăng gấp đôi. Chia sẻ với ban truyền thông, trường đại học Lương Thế Vinh, chị Sen cho biết hiện gia đình chị có 2 cháu nhỏ, một bé học lớp 10, 1 bé lớp 6, công việc của hai vợ chồng chị đều khá bấp bênh. Anh làm tự do, còn chị đi dọn dẹp theo giờ tại các hộ gia đình.

Năm học tới, chị phải nộp cho mỗi con 300.000 đồng hàng tháng, gấp 1,4-2 lần mức hiện hành. Ba năm tiếp theo, học phí THCS và THPT của vùng 1 lần lượt tăng lên các mức 410.000, 530.000 và 650.000 đồng, tức là gấp bốn lần mức đang đóng, chị Sen thốt lên sau khi so sánh 650.000 và 155.000 đồng, cho rằng đây là khoản không nhỏ. Như vậy tổng chi phí học cho hai con tốn 5-6 triệu đồng mỗi tháng, cả bán trú, học liệu và học thêm. Trong bối cảnh thực phẩm, giá xăng và học phí của con đều tăng mà tiền hai vợ chồng kiếm được chỉ ít đi chứ không nhiều lên, chị Sen nhận thêm việc bán hàng online để trang trải.

Cùng hoàn cảnh như gia đình nhà chị Sen, hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội và rất nhiều tỉnh thành khác cũng có rất nhiều hộ gia đình có thu nhập bấp bênh ở nội thành, áp lực học phí cũng khiến các phụ huynh ngoại thành lo lắng.

Chị Nhàn, 1 người mẹ đơn thân, hiện làm công nhân may với mức lương 5 -6 triệu. tháng bật khóc thương các con, lo lắng bản thân chị không đủ sức nuôi 2 đứa nhỏ ăn học đầy đủ cho tới khi chúng lớn không nếu tình trạng học phí căng thẳng như này. “Cuộc sống đâu phải có mỗi tiền học phí đâu, hai đứa nó học đã hết sạch tiền làm một tháng của tôi rồi, tôi lo lắm, liệu tôi có nuôi nổi con tôi ăn học không?”, chị Nhàn chia sẻ.

Các bậc phụ huynh có con chuẩn bị hoặc đang học đại học còn lo lắng gấp bội. Với mức học phí khủng này, không phải gia đình nào cũng có đủ điều kiện để lo cho con cái. Nhiều em học sinh có lực học giỏi, mong muốn đăng ký tuyển sinh đại học vào những trường top cao lại trở nên do dự, không phải vì năng lực bản thân mà phải cân nhắc đến điều kiện kinh tế gia đình.

Ở góc độ quản lý, một hiệu trưởng trường THCS cho rằng việc tăng học phí là cần thiết, đúng lộ trình nhằm tăng chất lượng giảng dạy trong các nhà trường, giúp học sinh có môi trường học tập tốt hơn. 60% học phí sẽ được dùng cho các hoạt động của trường, từ chuyên môn đến những sửa chữa nhỏ liên quan tới cơ sở vật chất; 40% trích lập quỹ lương cho giáo viên.

Lý giải về việc tăng học phí, bà Đào Hải Yến, Phó phòng Kế hoạch Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, cho biết dự thảo được xây dựng theo khung học phí mới của Chính phủ tại Nghị định 81/2021.

Có thể bạn quan tâm

Mien-100%hoc-phi-cao-dang-y-duoc-pasteur-nam-2020-30-8

Chính sách miễn 100% học phí cho thí sinh học Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur năm 2020

Nhằm hỗ trợ một phần kinh tế trong mùa dịch Covid -19, năm 2020 Trường ...