Danh mục
Bài thuốc đông y chữa đau đầu do cảm cúm trong mùa lạnh Trong mùa đông, đau đầu thường là một trong những triệu chứng không dễ chịu với người mắc cúm. Trong  y học cổ truyền có một số bài thuốc để giúp giảm nhẹ và làm dịu cơn đau đầu do cảm cúm.
Trang chủ > Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền > Bài thuốc đông y chữa đau đầu do cảm cúm trong mùa lạnh

Bài thuốc đông y chữa đau đầu do cảm cúm trong mùa lạnh

Trong mùa đông, đau đầu thường là một trong những triệu chứng không dễ chịu với người mắc cúm. Trong  y học cổ truyền có một số bài thuốc để giúp giảm nhẹ và làm dịu cơn đau đầu do cảm cúm.

Cảm cúm và quan niệm y học cổ truyền

Cảm cúm được coi là một bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính, thường do nhiễm virus Influenza. Trong mùa đông, khi khí hậu lạnh làm môi trường thuận lợi cho sự phát triển của virus này, cảm cúm có xu hướng gia tăng mạnh mẽ.

Bệnh gây tổn thương đường hô hấp trên và dưới, với các triệu chứng thường gặp như ho, chảy nước mũi, ngạt mũi, đau đầu, sốt, mệt mỏi, hắt hơi, đau họng và đau nhức cơ thể. Theo bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn đa số bệnh nhân phục hồi sau khoảng một tuần, nhưng cũng có thể phát triển nặng hơn, gây ra nhiều biến chứng, đặc biệt tại phổi và trong một số trường hợp, dẫn đến tình trạng nguy hiểm đến tính mạng.

Bài thuốc chữa đau đầu do cảm cúm

Bài 1: Sắc uống lá dâu 16g, cúc hoa 12g, mạn kinh tử 12g, bạc hà 10g, kinh giới 10g. Chia uống thành 2 lần/ngày sau khi ăn. Trẻ em chia uống thành 3-4 lần. Có thể tán giập, hãm trong phích và uống trong ngày.

Bài 2: Tang cúc ẩm gia vị. Chuẩn bị các vị thuốc đông y tang diệp 10g, cúc hoa 6g, liên kiều 6g, bạc hà 4g, cát cánh 8g, hạnh nhân 8g, lô căn 10g, cam thảo 4g, hoàng cầm 8g, chi tử 8g. Sắc uống trong ngày 1 thang, chia thành sáng và tối. Có thể điều chỉnh theo triệu chứng:

  • Nếu nhiệt thịnh, tâm phiền và miệng khát, thêm cát căn 12g, sinh thạch cao 8g, tri mẫu 8g, thiên hoa phấn 8g.
  • Nếu ho không thoát đàm và có màu vàng, miệng khát và họng đau, thêm bối mẫu 4g, qua lâu nhân 6g, sa sâm 8g.
  • Nếu đại tiện bế và xuất hiện mụn nhọt ở mũi và miệng, thêm đại hoàng 6g.

Bài 3: Thanh không cao gia vị. Chuẩn bị khương hoạt (rượu sao) 4g, phòng phong 4g, xuyên khung 4g, thạch cao 8g, hoàng cầm (1 nửa phần sao rượu) 12g, hoàng liên (rượu sao) 4g, sài hồ 4g, chích thảo 6g, tri mẫu 6g. Sắc uống trong ngày 1 thang, chia thành sáng và tối.

Bài 4: Đun sôi Xuyên khung 3g, Lá chè 6g. Gạn nước uống trước bữa ăn sau khi đun sôi 5-10 phút.

Bài 5: Dùng cúc hoa, bạc hà, lá dâu, vỏ đậu xanh với lượng bằng nhau, cho vào lõi gối để nằm, sử dụng trong 1 tháng.

Cũng theo bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y học cổ truyền việc sử dụng bài thuốc cần tuân thủ theo chỉ dẫn của người chuyên môn hoặc bác sĩ, đặc biệt đối với trẻ em và người cao tuổi để đảm bảo an toàn và hiệu quả của liệu pháp.

Có thể bạn quan tâm

cao-khi-3 (1)

Một số bài thuốc đông y hiệu quả từ cao khỉ

Cao khỉ là dược liệu được bào chế từ xương khỉ đột hoặc khỉ đít đỏ. được sử dụng để để cường dương, bổ thận, làm mạnh gân cốt và điều trị bệnh sốt rét lâu ngày không khỏi.