Đông y gọi đau đầu là ‘bệnh đầu thống’ và phân chia thành 2 loại chính ‘ngoại thương đầu thống’ và ‘nội thương đầu thống’ gây nên. Và cũng có nhiều phương thuốc điều trị bệnh rất hiệu quả
- Thầy thuốc đông y chia sẻ về phương thức trị liệu giác hơi
- Học Đông Y ở đâu tốt và những điều cần biết về Y học cổ truyền?
“Ngoại thương đầu thống” chủ yếu liên quan đến những biến động về thời tiết khí hậu, như mưa bão, gió, nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh…
“Nội thương đầu thống” chủ yếu liên quan đến các nhân tố thể chất và trạng thái tinh thần (thể chất suy yếu hoặc tinh thần u uất), gây cản trở sự vận hành của khí huyết, khiến cho “kinh mạch”, “thanh khiếu” bị bế tắc, mà gây nên đau đầu.
Theo bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tùy từng trường hợp mà dùng bài thuốc phù hợp như sau:
Đau đầu do ngoại cảm
Đông y gọi đó là “Ngoại thương đầu thống”, nghĩa là do tác nhân bên ngoài gây thương tổn cơ thể, mà sinh ra đau đầu. Đau đầu do ngoại cảm thường phát nhanh, mạnh, đột ngột…
Biểu hiện: Đầu và mắt trướng đau, có khi cảm giác như “đầu đau muốn vỡ ra”, sốt nóng, sợ gió, mặt và mắt đỏ, miệng khát muốn uống nước, nước tiểu vàng, đại tiện bí, đầu lưỡi và mép lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch nổi nhanh (phù sác).
Bài thuốc: Kim ngân 12g, cỏ mần trầu 12g, lá tre 12g, đậu ván trắng 12g, mạn kinh tử 8g, hoa cúc 8g, bạc hà 6g, cam thảo 6g; sắc với nước uống thay trà trong ngày. Trường hợp chỉ hơi sốt và nhức đầu nhẹ, gia thêm hoa cúc 6-12g sắc cùng. Trường hợp đau đầu do ngoại tà, thời tiết thay đổi, gia thêm xuyên khung 6-12g sắc cùng.
Đau đầu do nội thương
Theo thầy thuốc là giảng viên các trường đào tạo ngành bác sĩ y học cổ truyền cho biết thêm trong Đông y gọi đó là “Nội thương đầu thống” và quy vào loại “hư chứng”, nghĩa là đau đầu do cơ thể suy yếu (hư nhược) gây nên. Để phòng trị, chủ yếu cần chú trọng tới việc bồi bổ cơ thể, nâng cao “chính khí” (đề kháng).
Biểu hiện: Đau đầu do nội thương có các chứng trạng khác với đau đầu do ngoại cảm: Chứng đau thường phát ra từ từ, trong thời gian dài, đau âm ỉ, khi mệt nhọc thì cơn đau tăng lên.
Bệnh thường gặp ở những người lao động trí óc tuổi trung niên do làm việc căng thẳng, nhịp độ khẩn trương, tinh thần không được thoải mái, khiến cho khí huyết không điều hòa sinh ra đau đầu.
Thời gian đau đầu thường kéo dài tới 3-4 ngày, những cơn đau kịch liệt thường xuất hiện từng đợt – lên xuống như làn sóng. “Nội thương đầu thống” thường gắn liền với chứng bệnh “Can Thận Âm hư” trong Đông y: Âm khí suy tổn khiến cho “hoả khí” xung lên đầu mà gây ra đau.
Bài thuốc: Các vị thuốc đông y thiên ma 10g, thạch quyết minh 30g, đương quy 10g, câu đằng 10g, tang ký sinh (tầm gửi cây dâu) 30g, đỗ trọng 10g, dạ giao đằng (dây hà thủ ô) 30g, phục linh 20g; sắc nước uống mỗi ngày 1 thang, nên uống theo từng đợt, mỗi đợt 7-10 ngày.
Biểu hiện: Trường hợp phụ nữ thường bị đau đầu sau mỗi kỳ kinh, điểm đau hay xuất hiện ở vị trí thái dương, xoa nhẹ vào thái dương có cảm giác dễ chịu. Chứng đau này cũng thuộc dạng nội thương. Bệnh thường kéo dài, sau những đợt lao động nặng mức độ đau tăng lên, thân thể có cảm giác đuối sức, nét mặt nhợt nhạt, cơn đau thường phát mạnh vào chiều tối và sáng sớm…
Có thể sử dụng bài thuốc sau: Hoàng kỳ 30g, sâm 12g, sài hồ 6g, đương quy 12g, xuyên khung 12g, bạch chỉ 10g, khương hoạt 6g, thục địa 10g; sắc nước uống mỗi ngày 1 thang, nên uống theo từng đợt, mỗi đợt 7-8 ngày.
Bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y học cổ truyền cũng lưu ý bài viết chỉ mang tính tham khảo!