Danh mục
Cạo gió trong Y học cổ truyền thế nào cho đúng? Cụm từ Cạo gió đánh cảm chắc hẳn đã rất quen thuộc với chúng ta. Bởi Cạo gió là phương pháp chữa bệnh dân gian được rất nhiều người sử dụng để chữa các triệu chứng cảm vì đơn giản, thuận tiện mọi lúc mọi nơi và có hiệu quả tức khắc. Y sĩ YHCT ...
Trang chủ > Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền > Cạo gió trong Y học cổ truyền thế nào cho đúng?

Cạo gió trong Y học cổ truyền thế nào cho đúng?

Cụm từ Cạo gió đánh cảm chắc hẳn đã rất quen thuộc với chúng ta. Bởi Cạo gió là phương pháp chữa bệnh dân gian được rất nhiều người sử dụng để chữa các triệu chứng cảm vì đơn giản, thuận tiện mọi lúc mọi nơi và có hiệu quả tức khắc.

Ở  những nơi xa trung tâm y tế, thiếu phương tiện chữa trị thì cạo gió trị bệnh là biện pháp vô cùng hữu hiệu. Tuy nhiên, việc này không nên lạm dụng, có một số trường hợp sẽ rất nguy hiểm nếu thường xuyên dùng cách chữa bệnh này.

mot-so-cach-cao-gio-tri-cam-mao
Một số cách cạo gió trị cảm mạo

Y sĩ Y học cổ truyền đưa ra các trường hợp không được cạo gió

Trẻ em là đối tượng chống chỉ định với mọi hình thức cạo gió. Da của trẻ rất mỏng nên rất dễ hỏng da, khí huyết cũng rất yếu sẽ không chịu được nhiệt độ cao khi cạo gió. Ngoài ra, nếu trẻ bị sốt xuất huyết có triệu chứng sốt, nhức đầu, mệt mỏi nếu tiến hành cạo gió sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng vì có thể gây xuất huyết trầm trọng. Ngoài ra, người bị bệnh tim, cao huyết áp, phụ nữ có thai và người bị các bệnh da liễu cũng là những đối tượng tuyệt đối không nên cạo gió dưới bất kỳ trường hợp cảm nào.

Thông thường, chỉ những người bị cảm phong hàn mới có thể dùng phương pháp cạo gió. Những trường hợp bị cảm phong nhiệt thì tuyệt đối không cạo gió mà phải điều trị bằng thuốc uống. Khi bị cảm nóng, cảm nắng thì cạo gió là nhằm mục đích làm thông thoáng, làm mát cơ thể. Do đó không nên dùng dầu gió, dầu nóng, rượu gừng để cạo gió. Việc này không những không giảm bệnh, không làm mát cơ thể mà còn làm cho khí nóng tích tụ thêm vào cơ thể khi cạo gió, sức nóng vốn tích tụ trong cơ thể vẫn bị tích lại làm cho tình trạng bệnh càng nặng hơn.

Cạo gió đúng phương pháp theo Y học cổ truyền Việt Nam

Dụng cụ để cạo gió thường là những vật dụng hình tròn, cạnh nhẵn như đồng xu, muỗng, nhẫn kim loại… Không dùng vật sắc cạnh, cứng vì dễ gây tổn thương da, có nguy cơ nhiễm trùng và nhiễm một số bệnh lây lan qua đường máu. Tốt nhất nên sử dụng vật cạo là củ gừng được cắt bằng ở đầu, khi mòn thì cắt ngang bỏ, tạo đầu mới, vừa an toàn vừa sử dụng được tinh dầu gừng có tính ấm, nóng.

phuong-phap-cao-gio
Phương pháp cạo gió trong YHCT

Nơi cạo gió thường là dọc theo xương sống lưng lan ra ngoài, trên cổ, trán, vùng ngực và bụng tùy theo trường hợp bệnh. Cạo gió ở nơi kín gió, người bệnh nằm thẳng, toàn thân thư giãn. Sát trùng dụng cụ cạo, thoa dầu gió lên vùng cần cạo rồi dùng lực vừa phải miết đều theo hướng một chiều từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài sao cho người bệnh cảm thấy nóng ấm, dễ chịu là được. Sau khi cạo, người bệnh nên uống một ly sữa hoặc trà gừng nóng hoặc ăn cháo nóng có hành tươi giải cảm.

Phương pháp YHCT cạo gió cho các loại bệnh:

Cạo gió hữu hiệu trong trường hợp cảm mạo thời tiết, nhiễm lạnh, nhức mỏi tay chân. Trong trường hợp suy nhược vì một bệnh lý nào đó thì nên đến cơ sở y tế khám để có chẩn đoán xác định và phương thức điều trị thích hợp. Tuy nhiên, mỗi loại bệnh có một cách cạo gió khác nhau, không phải bệnh nào cũng có thể lạm dụng phương pháp cạo gió.

  • Ho: Cạo gió phía sau lưng, giữa sống lưng và trước ngực theo đường thẳng giữa ngực.
  • Đau nhức: Tay chân nhức mỏi hay đau nhức chỗ nào thì cạo ngay chỗ ấy. Tại điểm đau nhức, cạo 2 bên theo đường tuyến từ trên xuống.
  • Sốt nóng nhức đầu: Cạo 2 bên đường gân dưới cổ (ngay bên dưới ót) tạo thành 2 đường chéo ở 2 bên vai, theo chiều từ cổ đến vai và từ đốt xương sống lưng số 2, 3 ra 2 bên vai
  • Đau bụng, nôn ọe, đi ngoài: Cạo giữa sống lưng và 2 bên mạng sườn từ trên xuống. Cạo trước ngực, từ lõm cổ xuống, rồi từ cánh tay đến các đầu ngón tay. Sau đó, cạo từ mặt ngoài chân xuống đến mu bàn chân, sau gáy đến mặt sau cánh tay, lưng đến chân rồi bàn chân.
  • Bị trúng gió, cảm nắng: Cạo gió sau lưng (giữa lưng và 2 bên), bắt gió ở trước trán (chỗ ấn đường), chà xát 2 bên thái dương (mang tai).

Cạo gió là một phương pháp chữa bệnh dân gian, hiệu quả nếu áp dụng đúng cách. Do đó không nên cạo quá lâu và không dùng lực quá mạnh khiến cho da bị xước. Ngoài ra người bệnh cần mặc đồ kín, ấm, nghỉ ngơi, tránh ra gió.

thong-bao-tuyen-sinh-y-si-y-hoc-co-truyen
Tuyển sinh Y sĩ Y học cổ truyền

Nếu yêu thích Y học cổ truyền, có mơ ước trở thành một vị Lương Y hãy liên hệ Khoa YHCT Trường Trung cấp Y khoa Pasteur để đăng ký học Trung cấp Y sĩ Y học cổ truyền.

Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – TP.Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259.

Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Thái Nguyên: Ngõ 233 Đường Quang Trung – Tổ 8 Phường Tân Thịnh – TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại tư vấn: 0280.6556.333.

Ngoài lớp trong giờ hành chính, nhà trường còn đào tạo ngoài giờ hành chính học vào thứ 7 và chủ nhật.

Nguồn: suckhoedinhduong.nld.com.vn

Có thể bạn quan tâm

24214

Các phương thuốc đông y trị chứng nhiệt miệng hiệu quả

Áp dụng điều trị nhiệt miệng bằng các bài thuốc đông y có tác dụng giảm đau và làm rút ngắn thời gian điều trị, giúp nhiệt miệng nhanh khỏi mà lại rất an toàn.