Danh mục
Y học cổ truyền hướng dẫn cạo gió và bắt gió đúng cách Theo Y học cổ truyền cạo gió, bắt gió giúp điều trị mệt mỏi, đau nhức, cảm cúm, tuy nhiên phương pháp này cũng có chống chỉ định và nếu không thực hiện đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến trứng nguy hiểm Những bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh thoái hóa ...
Trang chủ > Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền > Y học cổ truyền hướng dẫn cạo gió và bắt gió đúng cách

Y học cổ truyền hướng dẫn cạo gió và bắt gió đúng cách

Theo Y học cổ truyền cạo gió, bắt gió giúp điều trị mệt mỏi, đau nhức, cảm cúm, tuy nhiên phương pháp này cũng có chống chỉ định và nếu không thực hiện đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến trứng nguy hiểm

Cạo gió điều trị đau nhức và các triệu chứng cảm cúm hiệu quả

Cạo gió điều trị đau nhức và các triệu chứng cảm cúm hiệu quả

Gần đây khoa Y học cổ truyền – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur có nhận được câu hỏi của một bạn đọc như sau: “Trước đây, mỗi lần nhức đầu hay xuất hiện triệu chứng cảm cúm tôi đều cạo gió và sau đó cảm thấy cơ thể thoải mái hơn.. Tuy nhiên trong lần gần đây nhất tôi có nhờ con tôi cạo gió cho, chắc do con tôi cạo mạnh tay quá nên chỗ cạo gió trên vai bị bầm tím và cảm giác rât đau . Tôi có đi khám bác sĩ thì bác sĩ khuyên tôi không nên cạo gió nữa. Tôi có tìm hiểu thì được biết trong đông Y có sử dụng biện pháp cạo gió này, tuy nhiên không đề cập đến chống chỉ định với bệnh nhân nào và các biến chứng khi cạo gió ra sao?”

Bác sĩ Y học cổ truyền Lê Thị Ngoan hiện làm việc tại Cao đẳng Dược Tp HCM-Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur trả lời câu hỏi như sau:

Thực ra cạo gió trong đông Y cũng có chỉ định và chống chỉ định với từng đối tượng cụ thể, bác sĩ tư vấn chị không nên cạo gió nữa cũng có thể vì chị có một số bệnh lý khiến việc cạo gió không an toàn và có thể dẫn đến nhiều biến chứng

Cạo gió và bắt gió thế nào đúng cách

Theo trang Y Sĩ Y học cổ truyền, cách cạo là dùng dầu dạng nước, ví dụ dầu gió, bôi lên chỗ bị đau, dùng vật cứng dạng tròn, nhẵn như đồng xu hay đầu muỗng để cạo nhẹ nhàng. Ví dụ đau cổ – vai thì cạo gió từ hai bên cột sống cổ kéo xuống vai, đau lưng thì cạo dọc hai bên cột sống lưng…Việc cạo gió nhằm làm vỡ một số mạch máu ngoại biên li ti, giải quyết tình trạng ứ huyết gây đau nhức. Việc vỡ những mạch máu nhỏ này không gây nguy hiểm ở người bình thường.

Cách “bắt gió” là dùng dầu bôi lên và day từ hai thái dương kéo vào ấn đường, có khi ngắt cho đỏ cả khu vực này thì không đúng. Không nên dùng dầu tại vùng này vì gần mắt, dễ gây hại cho mắt. Cách day ấn huyệt đúng là day hai huyệt Thái dương, hoặc có thể day từ trong ra ngoài: từ ấn đường dọc theo cung mày ra đến hai bên thái dương. Ngoài ra có thể day ấn huyệt Phong trì sau gáy

Cạo gió và bắt gió thế nào là đúng cách

Cạo gió và bắt gió thế nào là đúng cách

Cạo gió chống chỉ định với những đối tượng như thế nào?

Cạo gió có tác dụng trị đau, nhức mỏi do nhiễm nước (dầm mưa lâu, đang đổ mồ hôi vội tắm ngay), do đi nắng về bị nhức đầu, nhức mỏi do ngồi lâu, nằm sai tư thế, làm việc nặng, bị cảm gây mỏi cơ và sốt hâm hấp. Bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn cũng cho biết cạo gió là một phương pháp áp dụng kỹ thuật Vật lí  trị liệu đơn giản nhưng trong mọi trường hợp vẫn rất cần sự khám xét và chỉ định cụ thể của các thầy thuốc có chuyên khoa bởi cạo gió cũng có những chống chỉ định, cụ thể như sau:

Những trường hợp không được cạo gió như: người bị cao huyết áp và các dạng bệnh tim mạch khác, có bệnh tan máu, khó đông máu, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết. Nếu bị các bệnh trên mà cạo gió sẽ rất nguy hiểm.

Ngoài ra, không cạo gió cho trẻ em dưới 6 tuổi. Trẻ lớn nếu có cạo thì cũng phải thật nhẹ nhàng, dùng dầu vừa phải bởi da các em rất mỏng manh, dễ kích ứng.

Nguồn: Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh

Có thể bạn quan tâm

124214

Phương thuốc đông y giúp cải thiện chứng đau đầu hiệu quả

Đông y gọi đau đầu là 'bệnh đầu thống' và phân chia thành 2 loại chính 'ngoại thương đầu thống' và 'nội thương đầu thống' gây nên. Và cũng có nhiều phương thuốc điều trị bệnh rất hiệu quả