Danh mục
Học cách làm bài thuốc từ quả dâu chín giúp bổ huyết Ngoài ăn tươi, quả dâu chín còn có thể ngâm rượu là vị thuốc với công dụng chính là bổ máu. Vì thế rất nhiều người có thể sử dụng bài thuốc vị quả dâu ngâm. Y học cổ truyền bật mí về tác dụng chữa bệnh của gừng Tham khảo cách dùng các loại ...
Trang chủ > Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền > Học cách làm bài thuốc từ quả dâu chín giúp bổ huyết

Học cách làm bài thuốc từ quả dâu chín giúp bổ huyết

Ngoài ăn tươi, quả dâu chín còn có thể ngâm rượu là vị thuốc với công dụng chính là bổ máu. Vì thế rất nhiều người có thể sử dụng bài thuốc vị quả dâu ngâm.

Qủa dâu thường ngâm để lấy nước uống giải khát mùa hè

Qủa dâu thường ngâm để lấy nước uống giải khát mùa hè

Theo các Y sĩ Y học cổ truyền thì dân chín còn được gọi là tang thầm vị chua, tính hàn vào kinh can, tâm và thận, tác dụng bổ âm huyết, sinh tân dịch, nhuận táo. Dùng cho các trường hợp can thận âm hư, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, điếc tai, bệnh đái tháo đường, tiểu khó, táo bón, râu tóc bạc sớm, đau sưng khớp, đau lưng mỏi gối, hồi hộp mất ngủ, lao hạch, đau mỏi khớp.

Cách sử dụng quả dâu chín làm thuốc

Bổ huyết, an thần: Dùng trị các chứng huyết hư, đầu nhức, mắt hoa, ít ngủ: tang thầm, nữ trinh tử, hạn liên thảo. Các vị liều lượng bằng nhau, tán thành bột mịn, luyện với mật làm hoàn. Ngày 2 lần, mỗi lần 12g. Sinh tân, chỉ khát: trị chứng tân dịch khô, miệng khát.

  • Tang thầm tươi 20 – 60g. Giã lấy nước quả, hòa vào nước đun sôi để nguội mà uống.
  • Tang thầm cao: 500g quả dâu chín đen. Cho nước và nấu nhiều lần cho hết màu đỏ sẫm. Lọc bỏ bã, cô các nước sắc lại thành cao lỏng (1/1); thêm 400g mật ong. Đun sôi, đóng chai. Ngày 2 lần, mỗi lần uống 10 – 20ml, chiêu với nước. Dưỡng huyết nhuận táo. Chữa huyết hư, gan thận yếu, lưng gối đau mỏi, các chứng tê do huyết và phong của người già, táo bón.

Nhuận phế, thông tiện: tang thầm 20g, sinh địa 20g. Sắc với nước, thêm đường hay mật ong cùng uống. Trị chứng huyết hư, tân dịch thiếu sinh táo bón.

Nước dâu bổ máu rát tốt cho sức khỏe

Nước dâu bổ máu rát tốt cho sức khỏe

Món ăn – bài thuốc có tang thầm

Cao tang thầm: dâu chín nấu dạng cao lỏng (tỷ lệ 1/1), mỗi lần uống 1 – 2 thìa canh, uống với nước sôi. Dùng cho các trường hợp râu tóc bạc sớm.

Rượu dâu: dâu chín 200g, rượu trắng 500ml. Ngâm nửa tháng. Uống sáng, tối mỗi lần 25ml. Dùng cho các trường hợp phù nề hai chân do thiểu dưỡng.

Nước sắc toan táo nhân, tang thầm: quả dâu chín khô 20g (hoặc dâu chín tươi 60g), toan táo nhân 15g. Sắc hoặc hãm uống một lần vào buổi tối. Dùng cho các trường hợp suy nhược thần kinh, mất ngủ, quên lẫn.

Nước sắc kỷ tử tang thầm: dâu chín khô 20g (hoặc dâu chín tươi 60g), kỷ tử 15g, sắc hãm, ngày uống 1 lần. Dùng cho các trường hợp mờ mắt, giảm thị lực, râu tóc bạc sớm.

Nước sắc long nhãn, tang thầm: dâu chín khô 20g (hoặc dâu chín tươi 60g), long nhãn 30g, nấu sắc lấy nước đặc cho uống ngày 1 lần. Dùng cho trường hợp thiếu máu, hồi hộp mất ngủ.

Hi vọng với những thông tin được giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tổng hợp sẽ giúp chúng ta biết cách sử dụng bài thuốc từ quả dâu chín để cải thiện sức khỏe.

Nguồn: ysiyhoccotruyen.com – suckhoedoisong.vn

Có thể bạn quan tâm

24214

Các phương thuốc đông y trị chứng nhiệt miệng hiệu quả

Áp dụng điều trị nhiệt miệng bằng các bài thuốc đông y có tác dụng giảm đau và làm rút ngắn thời gian điều trị, giúp nhiệt miệng nhanh khỏi mà lại rất an toàn.