Thịt bò là loại thực phẩm khá quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày, tuy nhiên chỉ cần thay đổi cách chế biến là chúng ta đã có những món ăn bài thuốc cực tốt cho sức khỏe con người.
- Tham khảo cách dùng các loại thảo dược giải nhiệt mùa hè
- Y học cổ truyền bài thuốc Đông Y chữa bệnh từ rau càng cua
- Y học cổ truyền bật mí về tác dụng chữa bệnh của gừng
Món ăn bài thuốc từ thịt bò
Các Y sĩ Y học cổ truyền cho rằng, thịt bò có vị ngọt tính bình, vào kinh và vị, có công năng bổ tỳ ích vị, bổ khí, dưỡng huyết, cường gân tráng cốt. Dùng tốt cho người mắc chứng tỳ vị hư nhược (gầy yếu sút cân, ăn uống không tiêu, đầy bụng, chán ăn, phù nề) đau lưng mỏi gối, bệnh tiểu đường… Còn đối với dạ dày bò, có vị ngọt, tính bình, vào tỳ vị, có công năng kiện tỳ ích vị sinh huyết. Dùng tốt cho người tỳ vị hư nhược, khí huyết hư, gầy sút, mỏi mệt, choáng váng xây sẩm (phong huyễn), ăn kém, bệnh tiểu đường. Ngày dùng 100-300g bằng cách nấu chín, hầm nhừ, quay nướng, xào… Với những công dụng tuyệt vời trên chúng ta có thể sử dụng dể làm những món ăn bài thuốc từ bò sau:
Thịt bò hầm thường sơn: thịt bò 200g, thường sơn 9g. Thịt bò rửa sạch thái miếng, cho thường sơn, nước và gia vị; nấu nhừ. Dùng tốt cho người sốt rét, lách to.
Thịt bò hầm ma hoàng, gừng tươi, hành trắng: thịt bò 200g, ma hoàng 15g, gừng tươi 15g, hành củ 10g. Nấu ma hoàng vớt bỏ bã, cho thịt bò vào hầm cho chín nhừ; them gừng tươi, hành củ thái lát, bột gia vị; đảo đều. Ngày ăn 2 lần, ăn nóng. Dùng tốt cho người bị ngoại cảm phong hàn, hen suyễn.
Thịt bò luộc gừng dấm: thịt bò nạc 200g luộc chín thái lát, chấm với nước dấm gừng, ăn khi đói. Thích hợp cho người phù nề, tiểu tiện dắt.
Đùi bò hầm sơn dược kỷ tử long nhãn: thịt đùi bò (cả thịt nạc và gân bò) 250g, sơn dược 15g, kỷ tử 15g, long nhãn 6g. Thịt bò đảo trong nước sôi 3-5 phút, đem ra thái lát. Cho dầu lạc vào xoong, đun sôi, thả thịt bò vào, xào qua trên lửa to, cho 1 thìa rượu hoặc dấm, đảo thịt, chuyển sang nồi khác, cho sơn dược, kỷ tử, long nhãn lên trên các lát thịt bò, đập gừng, hành cho tiếp lên mặt trên rồi đổ nước sôi, muối mắm gia vị và chút rượu, hầm cách thủy trong 2 giờ, thêm bột ngọt là được. Dùng tốt cho người bệnh cao tuổi, thị lực giảm, đau lưng mỏi gối.
Thịt bò rất bổ máu và có thể chế biến làm nhiều món ăn khác nhau
Thịt bò hầm thỏ ty tử bổ cốt chỉ hồi hương: thịt bò 250g, thỏ ty tử 15g, bổ cốt chỉ 15g, tiểu hồi 8g. Các vị thuốc cho vào túi vải xô. Thịt bò thái miếng nấu sôi, cho túi dược liệu vào, đun nhỏ lửa cho chín nhừ, vớt bỏ túi bã thuốc, thêm chút rượu ngọt (hoặc rượu và đường trắng), gừng tươi, xì dầu; đảo đều cho ngấm là được. Dùng tốt cho người bị thận dương hư, hư hàn, tay chân lạnh, ăn kém, đầy bụng, di tinh tảo tiết, liệt dương…
Nam qua thanh đơn ngưu nhục: thịt bò nạc 200g, bí ngô (gọt vỏ bỏ ruột) 500g, gừng tươi, gia vị thích hợp. Thịt bò thái miếng, bóp trộn gừng tươi, muối mắm, thêm ít nước nấu chín, cho tiếp cho bí ngô, muối mắm gia vị, đun cho chín nhừ. Ăn vài lần trong ngày. Dùng tốt cho người viêm khí phế quản, viêm phổi, ho nhiều đờm đặc.
Thịt bò kho gừng: thịt bò 200g, gừng tươi 30-40g đập giập. Thịt bò rửa sạch thái miếng mỏng, trộn bóp đều với gừng và gia vị (tỏi, bột tiêu, mắm muối), để 15-30 phút cho ngấm, đặt lên bếp đun nhỏ lửa cho chín nhừ. Dùng tốt cho người ăn uống không tiêu; bụng đầy trướng.
Hy vọng với những thông tin được giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tổng hợp sẽ giúp chúng ta có thêm nhiều kiến thức để làm những món ăn bài thuốc từ thị bò.
Nguồn: ysiyhoccotruyen.com