Mạch nha còn gọi di đường, mạch nha, đường dẻo, đường mạch nha, Maltose.; có nhiều tác dụng có lợi đối với sức khỏe con người.
- Điều trị rối loạn tiêu hóa nhanh chóng nhờ thảo quả
- Khám phá tác dụng chữa bệnh hiệu quả từ cây chó đẻ
- Bất ngờ với tác dụng của kỳ tử – Vị thuốc trong Y học cổ truyền
Mạch nha còn gọi di đường, mạch nha, đường dẻo, đường mạch nha, Maltose.
Mạch nha thường dùng để trong chế biến các món ăn, thức uống ngon miệng, hoặc ăn kèm với khoai, sắn, bánh tráng…
Người ta lấy mạch nha hay cốc nha (lúa mạch hay lúa gạo) ngâm ủ cho nảy mầm, xay bỏ vỏ trấu, hòa ít nước, lọc và cô lại thành kẹo mạch nha; hoặc rắc bột mạch nha hay cốc nha lên cháo gạo, ngô và tiểu mạch, để qua đêm, lọc lấy nước trong và cô lại.
Dược sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, mạch nha chủ yếu chứa đường maltose, ngoài ra có fructose, glucose và protein. Đường mạch nha hoặc kẹo mạch nha có độ quánh dẻo, màu vàng ngà, trong, độ ngọt thấp hơn đường saccharose và glucose, dễ tiêu hoá.
Trong y học cổ truyền, mạch nha vị ngọt, tính ấm; vào Tỳ, Vị, Phế. Công dụng điều vị hoà trung, nhuận phế, nhuận tràng, an thai chỉ thống, sinh tân, bổ hư, chỉ khái. Mạch nha rất thích hợp cho người cơ thể suy nhược, đau do loét dạ dày tá tràng, viêm khí phế quản, ho khan đờm dính, táo bón. Ngày dùng 30 – 60g; có thể hòa tan trong canh, nước sắc hoặc hãm trà thuốc.
6 bài thuốc y học cổ truyền và dược thiện từ mạch nha
Dưới đây là những bài thuốc hay và món ăn chữa bệnh có mạch nha – vị thuốc Đông y tốt cho người suy nhược cơ thể, viêm khí phế quản mạn.
Bài 1: Tiểu kiến trung thang: Mạch nha 40g, quế chi 8g, chích thảo 8g, bạch thược 16g, đại táo 4 quả, sinh khương 12g. Các vị thuốc đem sắc, gạn bỏ bã, cho mạch nha vào, hòa tan, uống nóng 3 lần trong ngày.
Công dụng: Ôn trung, hoãn cấp chỉ thống, bổ hư. Điều trị chứng tỳ vị hư hàn gây đau bụng, người mệt mỏi, ngủ ít, ăn kém, thích chườm nóng, sắc mặt xanh, chất lưỡi nhạt, mạch huyền tế sáp.
Bài 2: Mạch nha sa nhân thang: Mạch nha 20g, sa nhân 2g. Sa nhân sắc lấy nước, hoà mạch nha vào nước sắc, uống. Dùng tốt cho phụ nữ mang thai doạ sảy.
Bài 3: Gà hầm mạch nha thục địa: Gà mái 1 con, thục địa 50g, mạch nha 100g. Gà làm sạch bỏ ruột, cho mạch nha, thục địa vào trong bụng gà, thêm ít gia vị hầm cách thủy nhỏ lửa, chia ăn vài lần trong ngày.
Công dụng: Món ăn thuốc này rất tốt cho người bệnh viêm khí phế quản mạn, lao phổi khái huyết, ho khan dài ngày, đau do loét dạ dày tá tràng.
Bài 4: Đại kiến trung thang: Can khương 8g, di đường 40 – 80g, nhân sâm 8 -12g, thục tiêu 4-6g. Sắc 2 nước thuốc bỏ bã, cho mạch nha vào, chia uống ấm 2 lần.
Bài thuốc YHCT và tác dụng tuyệt vời từ Mạch nha đối với sức khỏe
Công dụng: Ôn trung bổ hư, giáng nghịch chỉ thống; trị âm hàn nội thịnh, trung dương suy nhược, cả người đều đau, đau lạnh nhiều ở vùng ngực tim, nôn ọe, không ăn uống được, cự án, chân tay lạnh, rêu lưỡi trắng trơn, mạch tế khẩn, mạch phục hoặc nghe trong bụng tiếng óc ách.
Bài 5: Chè mạch nha can khương đậu xị: Mạch nha 150g, đậu xị 30g, can khương 15g. Đậu xị, can khương nấu với 1.000 lít nước, lọc bỏ bã cho mạch nha vào nấu tiếp thành món chè. Chia 3 lần uống trong ngày.
Công dụng: Thích hợp cho những người bị viêm khí phế quản do phong hàn, ho nhiều đờm dai dẳng.
Bài 6: Nước ép củ cải mạch nha: Mạch nha 15 – 20g, nước ép củ cải trắng 100ml. Cả hai thứ chưng cách thủy cho sôi và tan đều, rồi uống.
Công dụng: Thích hợp dùng cho người bị ho gà, ho dài ngày do viêm khí phế quản mạn…
Mặc dù mạch nha có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe trong phòng và trị bệnh, tuy nhiên những “người bị thấp nhiệt, đầy tích, nôn thổ, không tiêu thì không nên dùng”, bác sĩ Trần Anh Tú – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết.
Lưu ý: Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho lời khuyên của những người có chuyên môn. Nếu nhận thấy sức khỏe không tốt, hãy đến cơ sở y tế uy tín để khám và điều trị kịp thời, đúng cách.
Nguồn: Ysiyhoccotruyen