Danh mục
Tác dụng và bài thuốc chữa bệnh của vị ô dược Ô dược thuộc họ long não (Lauraceae), có công dụng chính là chỉ thống, hành khí và khứ hàn. Tìm hiểu những tác dụng của vị thuốc đông y hạt mã tiền Thầy thuốc đông y chia sẻ những tác dụng của hạt Đười ươi Tác dụng và bài thuốc chữa bệnh của vị ô ...
Trang chủ > Vị thuốc Đông y > Tác dụng và bài thuốc chữa bệnh của vị ô dược

Tác dụng và bài thuốc chữa bệnh của vị ô dược

Ô dược thuộc họ long não (Lauraceae), có công dụng chính là chỉ thống, hành khí và khứ hàn.

Tác dụng và bài thuốc chữa bệnh của vị ô dược Tác dụng và bài thuốc chữa bệnh của vị ô dược

Tác dụng trị bệnh của ô dược

Tên khoa học của ô dược là Lindera myrrha (Lour) Merr.

Theo Đông y, ô dược hơi đắng, có vị cay, tính ôn, quy kinh Tỳ, Phế, Vị, Thận. Tác dụng hành khí, tán hàn, ôn thận, lý khí, khai uất, chỉ thống, ô dược thường được dùng để trị kinh nguyệt không đều, ngực bụng trướng đau, tiểu són, đái dầm, tiểu tiện đi nhiều, nôn mửa, ăn không tiêu, đầu nhức, đau bụng, trẻ em có giun, sung huyết, hay tiểu đêm.

Theo Dược sĩ Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, ô dược có tác dụng kích thích tăng tiết dịch ruột, giảm trương lực ruột nhằm đẩy khí ra bên ngoài và làm tăng nhu động ruột.

Bột dược liệu khô có tác dụng rút ngắn thời gian đông máu và cầm máu nhanh chóng.

Bài thuốc y học cổ truyền từ ô dược

– Chữa đau bụng dưới do hàn: Ô dược, hồi hương, cao lương khương mỗi vị 6g, thanh bì 8g. Đem sắc uống.

– Chữa rối loạn tiêu hóa gây buồn nôn, ợ chua, ợ hơi, bụng đầy trướng và ăn uống khó tiêu: Ô dược và hương phụ lượng bằng nhau. Đem dược liệu tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng từ 2 – 8g uống với nước gừng sắc, ngày dùng 2 lần.

– Chữa huyết ngưng khí trệ gây đau bụng kinh: Ô dược 10g, đương quy 12g, mộc hương và hương phụ mỗi vị 8g. Đem sắc uống trong ngày.

– Chữa chứng đau bụng kinh ở phụ nữ: ô dược (vi sao) và mộc hương mỗi vị 12g, sa nhân (vi sao) 3g, huyền hồ (chích giấm) 12g, cam thảo 5g và sinh khương 4g. Tất cả đem sắc uống, chia thành 2 lần uống.

Lưu ý: Dùng thuốc trước khi ăn và dùng liên tục trong 17 – 21 ngày. Nên dùng sau khi kết thúc chu kỳ kinh nguyệt.

Vị thuốc ô dược

Vị thuốc ô dược

– Chữa tiêu chảy, sốt và lỵ: Ô dược (sao với cám) một lượng vừa đủ. Đem tán thành bột mịn, mỗi lần dùng từ 3 – 5g uống với nước cơm. Liều dùng: 2 – 3 lần/ngày, nên dùng trước khi ăn khoảng 90 phút.

Tuy nhiên đối với các trường hợp bị nặng, người bệnh nên phối hợp với cỏ sữa và hoắc hương. Dùng mỗi thứ 10g đem sắc uống và chia thành 3 lần uống, dùng liên tục trong 1 đến 2 tuần lễ.

– Chữa bụng đau, đau bụng kinh và khí trệ do trúng khí hàn: Ô dược 10g, cam thảo 6g, đảng sâm 10g, sinh khương 6g và trầm hương 2g. Đem sắc uống, ngày dùng 1 thang.

– Chữa thận dương bất túc, bàng quang hư hàn gây tiểu nhiều và đái dầm: Ô dược 10g, sơn dược và ích trí nhân mỗi vị 16g. Đem sắc uống trong ngày.

– Chữa chứng cam tích ở trẻ nhỏ: Ô dược, bạch truật và màng mề gà (kê nội kim) sao cám, hoài sơn sao vàng và ý dĩ mỗi thứ 10 – 12g. Tất cả đem tán nguyên liệu thành bột mịn, mỗi lần dùng 5 – 9g uống với nước sôi để nguội. Mỗi ngày dùng 3 lần, sử dụng liên tục trong 2 – 3 tuần và dùng nhiều đợt để trị dứt điểm bệnh. Bài thuốc dùng cho trẻ nhẹ cân, gầy yếu, chậm lớn, ăn ngủ kém.

Tuy nhiên, “những người có thể trạng khí hư mà có nội nhiệt thì không dùng”, thầy thuốc YHCT – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nói.

Nói chung, ô dược là vị thuốc mang đến nhiều tác dụng điều trị bệnh. Tuy nhiên điều này không thay thế hoàn toàn cho lời khuyên của thầy thuốc, bác sĩ. Theo đó, bạn không nên tự ý dùng các bài thuốc trên để trị bệnh.

Nguồn: Báo Sức khỏe và Đời sống – Y sĩ Y học cổ truyền tổng hợp

Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bệnh viện thẩm mỹ gangwhoo

Có thể bạn quan tâm

cao-khi-3 (1)

Một số bài thuốc đông y hiệu quả từ cao khỉ

Cao khỉ là dược liệu được bào chế từ xương khỉ đột hoặc khỉ đít đỏ. được sử dụng để để cường dương, bổ thận, làm mạnh gân cốt và điều trị bệnh sốt rét lâu ngày không khỏi.