Mè (Vừng) có tác dụng bổ ích can thận, dưỡng huyết, khu phong, nhuận tràng, bổ ngũ tạng, tăng khí lực, làm sáng mắt, phát triển bắp thịt, bổ ích tinh tủy.
Hạt mè(Vừng) dù trắng hay đen đều có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Mè hạt có thể chữa trị một số chứng rối loạn thần kinh, trong đó có chứng mất ngủ. Trong hạt mè rất giàu chất phytosterol và omega acid giúp ngăn chặn sự hấp thụ cholesterol từ thức ăn và làm giảm các cholesterol “xấu” trong máu. Mè(Vừng) có nhiều tác dụng cho cơ thể và sức khỏe con người, từ xưa Mè(vừng) đã là món ăn trong mọi gia đình Việt như bài thuốc phòng và chữa bệnh.
Cách rang mè(vừng) để ăn với cơm gạo lứt
– Mè vàng hoặc đen còn vỏ. Đổ mè vô thau nước đầy, đãi vớt lấy mè nổi trên mặt nước và bỏ sạn cát chìm xuống dưới thau. Phơi khô mè sạch đã vớt, đựng trong hộp đậy nắp.
– Nếu mua mè sạch, không phải đãi nữa. Khi rang mè, nhúng tay cho ướt để bóp sơ mè cho thấm nước mới rang thì mè thơm hơn là rang khô.
– Rang lửa đều và nhỏ, khuấy đều mè, đến khi nghe mè nổ lách tách, rang thêm một chút nữa là mè chín.
– Đổ mè chín ra thau, phải đậy kín liền. Mười phút sau, mè nguội, bỏ vô cối nghiền chung với muối hầm (Nghiền, không phải giã).
– Một muỗng cà phê muối hầm nghiền với 12 muỗng mè. Phân lượng này thay đổi tùy theo tuổi tác và loại bệnh. Mè trộn muối rồi chỉ được sử dụng 4 ngày. Ăn tiếp, phải rang mè mới.