Bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh mũi đỏ.
Bệnh mũi đỏ (còn gọi mũi sư tử) tuy không phải là bệnh nặng, nhưng nó phát bệnh ở đầu mũi và hai cánh mũi, điều này ảnh hưởng lớn về mặt mỹ quan.. Theo y học cổ truyền cho rằng mũi đỏ có liên quan đến vị và do nhiệt huyết ngưng kết, vị phế khí bất thanh, nhiệt huyết khởi tại mặt mà sinh bệnh.
Xem thêm:
Những bài thuốc y học cổ truyền trị bệnh mũi đỏ:
Bài 1: mộc lan bì, chi tử nhân, đậu sị tất cả lượng bằng nhau. Đem tất cả các vị trên nghiền thành bột mịn, rồi dùng dấm trộn thành hỗn hợp. Tối đi ngủ rửa sạch mặt, sau đó dùng thuốc bôi lên chỗ bị bệnh, đến sáng hôm sau dùng nước ấm rửa sạch mặt. Bài thuốc là hiệu phương bí truyền chuyên dùng chữa bệnh tửu tra tỵ (mũi đỏ) của thời xưa.
Bài 2: Chi tử tán: chi tử nhân, tỳ bà diệp, lượng 2 thứ đều bằng nhau. Đem 2 vị trên nghiền thành bột mịn, cất vào lọ để dùng dần. Mỗi lần dùng 6g, pha với chút rượu nóng để uống. Trong phương chi tử vị đắng tính hàn, thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết giải độc có thể khu phong nhiệt độc. Tỳ bà diệp khu phong thanh phế. Rượu công dụng hành dược thông huyết mạch, giúp thúc tiến sự vận hành của máu. Toàn phương có công dụng thanh nhiệt lương huyết, đồng thời thông hành khí huyết nên chữa được chứng mũi đỏ mặt đỏ.
Bài 3: Tật lê tán: tật lê tử, chi tử nhân, đậu sị mỗi thứ 650g, mộc lan bì 300g. Đem tất cả nghiền nhỏ, sàng qua, hòa với dấm như dạng hồ là được. Tối trước khi đi ngủ rửa mặt sạch, dùng thuốc bôi lên mũi, sáng hôm sau dùng nước ấm rửa sạch. Trong phương thuốc này, tật lê có tác dụng khu phong giảm ngứa, có thể khử táo nhiệt và loại trừ ác huyết, phá chứng kết tích tụ. Chi tử nhân thanh khí nhiệt trong vị. Đậu sị nhập kinh phế vị, tuyên tiết tà nhiệt, giải phiền nhiệt, nhiệt độc. Mộc lan bì vị đắng tính hàn có thể trừ xích nhiệt trên mặt, mũi đỏ. Dùng dấm pha thuốc vừa có tính dính bám lại có tác dụng thanh nhiệt, giải độc tán ứ. Phương thuốc này có tác dụng khu phong giảm ngứa, thanh tả vị phế, trừ mũi đỏ.
Nguồn: ysiyhoccotruyen.com