Cây xấu hổ tưởng chừng chỉ là một loại cây mọc hoang dại, nhưng loại cây này lại có rất nhiều công dụng với sức khỏe, đặc biệt là với bệnh nhân bị đau nhức xương khớp.
- Bài thuốc Y học cổ truyền trị bệnh nhờ lá ổi bạn nên biết
- 3 Món ăn bài thuốc bổ trị tận gốc bệnh lẫn cho người già
- Trị suy nhược thần kinh hiệu quả nhờ những món ăn quen thuộc
Cây xấu hổ có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe
Cây xấu hổ trong Y học cổ truyền còn được gọi với cái tên là cây Trinh nữ, mọc hoang thành bụi lớn. Cây xấu hổ có vị ngọt, hơi se, tính hơi hàn, có tác dụng rất tốt giúp trấn tĩnh, an thần, hạ áp, tiêu tích, lợi tiểu, chống viêm, làm dịu đi những cơn đau do bệnh lý về xương khớp gây ra.
Bài thuốc trị bệnh đau nhức xương khớp từ cây xấu hổ
Cây xấu hổ được nhiều thầy thuốc Đông y sử dụng để trị bệnh đau nhức xương khớp, với những bài thuốc như dưới đây:
Bài thuốc từ rễ cây xấu hổ: Sử dụng rễ cây xấu hổ, thái thành từng miếng mỏng, phơi khô. Ngày dùng khoảng 120g đem rang lên, sau đó tẩm rượu rồi lại rang cho khô, cho thêm khoảng 600ml nước vào sắc khi nào còn khoảng 200-300ml thì chắt ra chia làm 2 lần uống. Bệnh nhân bị viêm khớp sử dụng bài thuốc này trong khoảng 4 đến 5 ngày sẽ giúp giảm đau nhức rất hiệu quả.
Bài thuốc trị đau lưng, chân tay tê bại: Bài thuốc này có thể dùng riêng hoặc kết hợp với các vị thuốc Đông y khác như sau: Rễ xấu hổ (thái mỏng, tẩm rượu, sao cho thơm) 30g sắc với 400ml nước còn 100ml, chia ra uống làm 2 lần trong ngày, uống trong khoảng 5 tới 7 ngày.
Bài thuốc tắm trị viêm khớp từ cây xấu hổ: Những người mắc bệnh viêm khớp có thể sử dụng cây xấu hổ để tắm, hỗ trợ điều trị bệnh rất tốt, sử dụng cây xấu hổ, lá lốt, mỗi thứ 40-50g, lá long não 20g, quế chi 15g, hoắc hương, tía tô, cây hy thiêm, lá ngải cứu, đơn tướng quân mỗi thứ 30 – 40g. Cho tất cả vào nồi, thêm nước xâm xấp đun sôi, tới khi có mùi thơm tỏa ra trùm vải kín để hơi nước thuốc ngấm vào bộ phận bị bệnh, xông khoảng 10 – 15 phút mỗi ngày. Tới khi mồ hôi ra toàn thân thì dừng lại. Nên xông hoặc tắm hơi ngày 1 lần. Mỗi liệu trình 2 tuần, sau đó nghỉ 1 tuần rồi làm tiếp liệu trình khác.
Hỗ trợ điều trị và phòng tái phát đau xương, thấp khớp, tê thấp: Bài thuốc Y học cổ truyền này sử dụng rễ cây xấu hổ và rễ cây lá lốt, mỗi thứ từ 15 – 20g khô, sắc lấy nước uống trong ngày. Hoặc cũng có thể dùng nước sắc cây xấu hổ và cây lá lốt, cho thêm một chút muối ăn để ngâm các khớp bị bệnh trong thời gian chừng 20 – 30 phút khi nước thuốc còn ấm hiệu quả rất tốt.
Tác dụng trị bệnh khác của cây xấu hổ
Bên cạnh những tác dụng rất tuyệt vời trong việc điều trị bệnh lý về xương khớp, cây xấu hổ còn có công dụng rất tốt trong việc điều trị nhiều bệnh lý khác, điển hình phải kể đến như:
Chữa bệnh suy nhược thần kinh, mất ngủ, trằn trọc từ cây xấu hố: Sử dụng 15g cành và lá xấu hổ đem đi rửa sạch và cắt ngắn sao vàng, sắc lấy nước cho người bệnh uống. Hoặc có thể phối hợp với cây nụ áo hoa tím 15g, chua me đất hoa vàng 30g, lạc tiên, mạch môn, thảo quyết minh, mỗi thứ 10g. Sắc uống mỗi ngày 1 lần, sử dụng trong khoảng 10 ngày, giúp người bệnh ngủ ngon hơn, cải thiện tình trạng suy nhược thần kinh.
Trị bệnh viêm khí quản mạn tính: Lấy 100g rễ cây xấu hổ sắc với 600ml nước lấy 100ml, chia ra làm 2 phần uống trong ngày. sử dụng trong khoảng 10 ngày.
Chữa bệnh đầy bụng chậm tiêu: Lá và cành xấu hổ 16g, thần khúc 12g, bạch thược 16g, mạch nha 16g. Sắc làm 2 lần, mỗi lần lấy một bát nước thuốc uống sau bữa ăn trưa và tối, dùng trong khoảng 3 – 5 ngày
Trị bệnh xương khớp bằng cây xấu hổ
Trị bệnh tăng huyết áp: Theo chuyên mục Sức khỏe cuộc sống cho biết Bài thuốc này gồm các vị thuốc Đông y như: Cây xấu hổ, trắc bách diệp, hoa dại, câu đằng, đỗ trọng, lá vông nem, thân lá bạch hạc, mỗi vị 6g, hà thủ ô, tang ký sinh mỗi vị 8g, địa lang 4g. Sắc lấy nước uống mỗi ngày. Có thể tán bột, luyện thành viên và cho người bệnh uống 20-30g mỗi ngày.
Cây xấu hổ là một dược liệu có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe như kể trên, tuy nhiên trong cây xấu hổ có chứa chất Mimosin, chứa độc tố, có tác dụng gây mê, tê, nên phụ nữ đang mang thai tuyệt đối không được sử dụng. Việc sử dụng cần phải tuân thủ theo đúng chỉ định của những thầy thuốc có chuyên môn.
Nguồn: ysiyhoccotruyen.com