Mùi hôi nách khiến cho nhiều người tự ti khi giao tiếp. Vậy trong Y học cổ truyền có những bài thuốc nào có thể chữa bệnh hôi nách một cách hiệu quả?
- Chống viêm giảm đau nhờ cây thuốc quý trong y học cổ truyền
- Y sĩ y học cổ truyền hướng dẫn nhận biết và điều trị chứng choáng
- Bổ thận, cường dương nhờ bài thuốc y học cổ truyền từ quả mâm xôi
Phèn chua có tác dụng chữa hôi nách rất tốt
Theo các y sĩ y học cổ truyền, tình trạng hôi nách diễn ra ở nhiều người là do sự hoạt động quá mạnh của tuyến mồ hôi tại vùng nách, khiến lượng bài tiết mồ hôi vùng nách tăng. Trong điều kiện thời tiết nóng mực thì tình trạng hôi nách lại dễ xảy ra nhất. Tuy nhiên, căn bệnh phiền toái này có thể được cải thiện bằng những cách dưới đây:
Bài thuốc Y học cổ truyền với phèn chua
Phèn chua được đánh giá có tác dụng chữa hôi nách hiệu quả vởi thành phần chính của phèn chua chứa nhôm sunfat, khi mồ hôi ở nách tiết ra sẽ bị khử bởi nhôm sun fat. Chính vì vậy, mùi hôi nách sẽ tan biến bằng cách dùng phèn chua như sau: rang phèn rồi tán mịn. Sau khi tắm xong, lau khô hố nách và lấy bột phèn chua đã tán mịn xát vào hai hố nách. Thực hiện mẹo này khoảng mỗi ngày một lần sẽ đem lại hiệu quả rõ rệt.
Bài thuốc Đông y với gừng tươi
Gừng là một nguyên liệu gần gũi với tất cả chúng ta. Trong tài liệu giảng dạy của Trung cấp Y học cổ truyền Sài Gòn có ghi rõ thành phần chính trong củ gừng gồm có: 1-3% tinh dầu mà chủ yếu là a- camphen, b-phelandren một carbur là zingiberen một alcol sesquiterpen, các phenol (cineol, citral, borneol, geraniol, linalol, zingiberol. Ngoài ra còn có 3,7% lipid, tinh bột và 5% nhựa dầu trong đó có các chất cay như zingeron, zingerol, và shogaol.
Một số bài thuốc chữa hôi nách phổ biến từ gừng đó là:
Dùng 20g thân, rễ gừng tươi, 4g long não, trộn đều. Sau khi tắm xong xát hỗn hợp đó vào 2 bên nách.Tinh dầu của gừng sẽ cso tác dụng ngăn ngừa cơ thể tiết ra mồ hôi làm cho phần da dưới nách luôn khô thoáng không có mùi khó chịu.
Dùng 1 miếng gừng tươi, 5g lá chè và hãm trong nước sôi để nguội dùng rửa nách, ngày 1-2 lần, làm liên tục trong 10 ngày sẽ đem lại hiệu quả.
Lá trầu không ít ai biết có tác dụng trị hôi nách
Bài thuốc Y học cổ truyền với trầu không
Theo y học cổ truyền, trầu không loại lá có vị cay nồng, thơm hắc nên có tác dụng sát trùng, kháng khuẩn. Thành phần quan trọng của lá trầu không là tinh dầu có hoạt tính ức chế vi khuẩn, nấm cũng như các nguyên sinh động vật… Chính vì vậy sử dụng lá trầu không được biết đến với tác dụng khử mùi cơ thể hiệu quả, đặc biệt là hôi nách. Dưới đây là 2 cách có thể trị hôi nách bằng trầu không tại nhà:
Lấy lá trầu không tươi đem rửa sạch (2-3 lá). Sau khi tắm chà sát vào 2 bên nách. Dùng đều đặn hàng ngày. Sau một tháng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt bởi trầu không có tác dụng khử trùng rất tốt, hiệu quả khi khử mùi mồ hôi cơ thể.
Dùng trầu không kết hợp với gừng tươi: Rửa sạch gừng tươi và trầu không, ép lấy nước, trộn nước ép gừng tươi với nước nước cốt lá trầu không thoa đều lên vùng nách kết hợp với massage nhẹ nhàng để các dưỡng chất thấm qua da, làm sạch vi khuẩn và mùi hôi. Thực hiện theo hướng dẫn trong khoảng 20 phút thì rửa lại bằng nước, làm 2 – 3 lần mỗi lần để có hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc Đông y với thanh mộc hương
Thanh mộc hương (mật hương) được biết đến là một vị thuốc Đông Y chữa hôi nách hiệu quả. Cách dùng như sau: nghiền nhỏ, mịn hỗn hợp các dược liệu thanh mộc hương, hoắc hương, kê thiệt hương (mẫu đinh hương), hồ phấn (diên phấn) mỗi loại 30g. Sau đó lấy vải bọc thuốc lại, hằng ngày để vào trong hố nách. Khi nào thấy thuốc hết mùi thì thay. Thực hiện trong thời gian từ 10 đến 15 ngày.