Ngưu tất trong YHCT vị đắng chua, tính bình; vào kinh can và thận; có tác dụng thông kinh, cường gân cốt, trị cổ họng sưng đau, tay chân co quắp…
- Điều trị rối loạn tiêu hóa nhanh chóng nhờ thảo quả
- Khám phá tác dụng chữa bệnh hiệu quả từ cây chó đẻ
- Bất ngờ với tác dụng của kỳ tử – Vị thuốc trong Y học cổ truyền
YHCT thông kinh, cường gân cốt nhờ ngưu tất
Tìm hiểu về cây ngưu tất
Ngưu tất là rễ khô của cây ngưu tất (Achyranthes bidetata Blume.) thuộc họ rau dền (Amaranthaceae). Tại Việt Nam, cây cỏ xước (Achyranthes aspera L.) được gọi là ngưu tất nam (Herba Achyranthis asperae) có cùng công dụng như ngưu tất. Những nghiên cứu cho hay, trong ngưu tất chứa inokosteron, ecdysteron, saponin, polysaccharid…
Trong Y học cổ truyển, ngưu tất vị đắng chua, tính bình; vào kinh can và thận. Ở dạng chế biến (tẩm rượu hay muối sao), ngưu tất có tác dụng trong việc bổ can ích thận, cường gân tráng cốt; chữa ù tai, can thận hư, đau lưng mỏi gối, tay chân co quắp hay bại liệt. Ở dạng sống, cây ngưu tất có công dụng trong việc phá huyết hành hành ứ, tiêu ung lợi thấp; trị mụn nhọt, chấn thương ứ máu, cổ họng sưng đau, bế kinh kết hòn cục, đầu gối nhức mỏi, đái buốt, đái dắt, đái có sỏi. Liều dùng: 6 -12g.
Cách dùng ngưu tất trị bệnh theo hướng dẫn
Để người bệnh sử dụng đúng cách, các Y sĩ YHCT Hà Nội hướng dẫn một số cách dùng ngưu tất trị bệnh như sau:
Bài thuốc YHCT trị hành ứ thông kinh
Bài 1: ngưu tất 16g, xa tiền tử 12g, đương quy 12g, hồng hoa 6g, xuyên khung 6g, nhục quế 4g. Nhục quế nghiền thành bột, để riêng. Các vị khác sắc nước, uống với bột nhục quế. Trị đẻ khó, thai chết lưu.
Bài 2: Trị kinh nguyệt không thông: ngưu tất 20g, sắc lấy nước, thêm chút rượu pha uống.
Bài 3: Trị đau bụng không ra kinh: ngưu tất 12g, xích thược 12g, đương quy 12g, đào nhân 12g, đơn bì 12g, diên hồ sách 12g, quế tâm 6g, mộc hương 6g. Các vị nghiền thành bột, mỗi lần uống 12g, ngày uống 2 – 3 lần, dùng rượu loãng đun nóng để uống..
Vị thuốc YHCT ngưu tất
Bài thuốc YHCT cường gân cốt: trị can thận hư, lưng, gối đau tê
Bài 1: Rượu ngưu tất đậu đen: ngưu tất 100g, đậu đen 100g, sinh địa 100g, rượu 35 độ 2.000ml. Đậu đen rang chín, giã dập, cho vào túi vải cùng ngưu tất, sinh địa, cho bình rượu, đậy và trát kín miệng bình. Sau đó cho lên bếp đun sôi nhỏ lửa 15 – 20 phút. Để yên 3 ngày là dùng được.
Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15-30ml. Rượu ngưu tất đậu đen được áp dụng cho người đau lưng mỏi gối, các khớp chân tay co quắp, can thận bất túc, chân mềm bất lực, phong thấp tê đau.
Bài 2: Hoàn tam diệu: ngưu tất 12g, thương truật 12g, hoàng bá 8g. Tất cả các vị nghiền thành bột, làm hoàn hồ. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 12g, chiêu với nước muối gừng. Bài thuốc có tác dụng trong điều trị đau chi dưới có tê do thấp nhiệt.
Tả hỏa, giải độc nhờ bài thuốc dùng ngưu tất
Để điều trị bệnh bạch hầu, lên sởi có viêm họng, người bệnh dùng rễ ngưu tất tươi 7 phần, cam thảo 3 phần, đem sắc lấy nước, uống thay nước chè.
Bài thuốc lợi niệu thông tiểu từ bài thuốc YHCT
Bài 1: Đối với người bị cao tuổi bị bí tiểu tiện cần dùng: ngưu tất 12g, xa tiền tử 12g, thục địa 12g, hoài sơn 12g, trạch tả 8g, phục linh 8g, đan bì 8g, sơn thù 8g, phụ tử chế 8g, nhục quế 4g. Sắc uống.
Bài 2: Bài thuốc trị tiểu dắt, buốt: ngưu tất 12g, cù mạch 12g, hoạt thạch 12g, thông thảo 12g, đông quỳ tử 12g, đương quy 8g. Sắc uống.
Công dụng của ngưu tất vấn đang được các nhà khoa học nghiên cứu và bạn cũng có thể thực hiện công việc này bắt đầu từ việc học lớp Trung cấp Y học cổ truyền Hà Nội. Tuy nhiên trước đó cần nhớ rằng, nếu là phụ nữ có thai, kinh nguyệt quá nhiều, nam giới di hoạt tinh, tỳ hư tiết tả thì không được dùng nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe.