Cây hy thiêm còn có tên là cỏ đĩ hay chó đẻ hoa vàng. Trong YHCT, hy thiêm có công dụng trong việc hoạt huyết, bổ huyết, giảm đau, trừ thấp, lợi gân xương.
- YHCT phát huy công dụng loại trừ bệnh đông ôn
- Y học cổ truyền hướng dẫn phòng ngừa ngộ độc đông dược
- Bệnh đái tháo đường trong y học cổ truyền chữa như thế nào?
YHCT góp phần bổ huyết, giảm đau bằng cây hy thiêm
Cây hy thiên là cây thảo sống hàng năm, cao chừng 30 – 40cm có nhiều cành nằm ngang. Thân cành đều có lông. Lá mọc đối, cuống ngắn, mép có răng cưa không đều và đôi khi 2 thuỳ ở phía cuống; 3 gân chính mảnh toả ra từ gốc. Các lá bắc khác ngắn hơn họp thành một bao chung quanh các hoa, 5 hoa phía ngoài hình lưỡi, các hoa khác hình ống, đều có tràng hoa màu vàng. Hoa đầu có cuống dài 1-2cm. Mùa hoa quả tháng 4-7. Quả bế hình trứng 4 – 5 cạnh, màu đen.
Theo Y học cổ truyền, hy thiêm thảo có vị cay, đắng, tính mát, có tác dụng trong việc hoạt huyết, bổ huyết, giảm đau, trừ thấp, lợi gân xương. Trị phong thấp, đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối, tê bại nửa người, kinh nguyệt không đều, mụn nhọt lở ngứa,… Cây thường mọc hoang ở nhiều tình phía Bắc từ Cao Bằng tới Nghệ An và các tỉnh Tây Nguyên. Cây thương thu hái vào tháng 4 – 6 và lúc cây sắp ra hoa hoặc mới có ít hoa. Bộ phận dùng làm thuốc là toàn cây trừ gốc rễ thường gọi là hy thiêm thảo. Điển hình như phần ngọn dài khoảng 30 – 50cm, loại bỏ lá sâu, đem phơi hay sấy khô trong râm mát. Dược liệu còn nguyên lá khô không mọt, không vụn nát là tốt.
Bài thuốc điều trị bệnh từ cây hy thiêm trong YHCT
Các Y sĩ y học cổ truyền thường dùng các bài thuốc có cây thiêm hy để điều trị các chứng bệnh sau:
Điều trị mất tiếng do cảm gió: Lấy lá và cành non hy thiêm hái trước khi ra hoa, sao vàng, tán bột. Thêm mật vào làm thành viên to bằng hạt ngô. Uống sau bữa ăn. Ngày uống 3-6g với nước đun sôi để nguội với 15 ngày một liệu trình.
Chữa cảm mạo, đau nhức đầu: Hy thiêm 12g, tía tô 12g, hành 8g. Tất cả đem rửa sạch cho vào ấm cùng 550ml nước sắc nhỏ lửa còn 250ml nước, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.
Tía tô
Điều trị mất ngủ: Hy thiêm 20g, hoa hòe 20g cùng 700ml nước sắc còn 500ml, chia 3 lần uống trong ngày.
Chữa mụn nhọt do nóng (chưa vỡ mủ): Hy thiêm, tiểu kế, ngũ trảo long, đại toán mỗi thứ 4g. Đem tất cả dược liệu này giã nát, thêm chén rượu con (30ml) vào, vắt lấy nước uống. Đồng thời lấy hy thiêm tươi 1 nắm nhỏ, rửa sạch, giã nát đắp vào chỗ bị thương, ngày 2 lần, 2 giờ thay băng 1 lần. Dùng liền 5 ngày.
Hỗ trợ điều trị phong thấp hay lưng gối đau mỏi: Hy thiêm 50g, thổ phục linh 20g, ngưu tất 20g, lá lốt 10g, sao vàng, tán bột ngày 3 lần, mỗi lần 10g. 15 ngày một liệu trình.
Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Hy thiêm 8g, thảo quyết minh 6g, ngưu tất 6g, hoàng cầm 6g, trạch tả 6g, long đởm thảo 4g, chi tử 4g. Tất cả cho vào ấm cùng với 700ml nước, sắc nhỏ lửa còn 300ml, chia 2 lần uống trong ngày. 10 ngày 1 liệu trình.
Mặc dù chỉ là cây thuốc nhỏ bé nhưng sức công phá của chúng trong điều trị các chứng bệnh phong thấp, đau nhức xương khớp,…, hỗ trợ bổ huyết, giảm đau vôc cùng lớn. Tuy nhiên trước khi có ý định sử dụng, các Y sĩ y học cổ truyền lưu ý không nên dùng độc vị hy thiêm đối với những người âm huyết. Hoặc nếu bản thân muốn chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe thì đăng ký lớp học Trung cấp Y học cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh là ý tưởng hay àm bạn có thể tham khảo.