Danh mục
YHCT phát huy công dụng loại trừ bệnh đông ôn Bệnh đông ôn thường xảy ra vào mùa đông khi con người lại thấy ấm trái mùa, đồng thời bên trong cơ thể vốn hư yếu mà sinh bệnh. Điều trị hen phế quản bằng Y học cổ truyền Y học cổ truyền hướng dẫn phòng ngừa ngộ độc đông dược Bệnh đái tháo đường ...
Trang chủ > Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền > YHCT phát huy công dụng loại trừ bệnh đông ôn

YHCT phát huy công dụng loại trừ bệnh đông ôn

Bệnh đông ôn thường xảy ra vào mùa đông khi con người lại thấy ấm trái mùa, đồng thời bên trong cơ thể vốn hư yếu mà sinh bệnh.

YHCT phát huy công dụng loại trừ bệnh đông ôn

Nếu con người cảm phải cái lạnh, giá buốt của mùa đông mà phát bệnh được gọi là bệnh thương hàn, còn nếu cảm phải khí ấm trái mùa mà phát bệnh gọi là bệnh đông ôn. Theo lý giải của các y sĩ Y học cổ truyền, do khí ẩm trái mùa khi theo đúng luật vận hành đáng lẽ phải rét nhưng lại ấm, , con người cảm phải khí trái mùa ấy, kết hợp với điều kiện bên trong cơ thể vốn hư yếu mà từ đó sinh thành bệnh.

Phân biệt bệnh đông ôn với bệnh thương hàn

Cần phân biệt bệnh đông ôn với bệnh thương hàn cùng xảy ra trong mùa đông để có cách điều trị phù hợp:

Đông ônThương hàn
– Cảm phải khí ấm trái mùa.– Cảm khí lạnh mùa đông.
– Mới đầu sợ lạnh ít. Sốt nhiều– Đầu sợ lạnh nhiều. Phát sốt ít.
– Mới đầu miệng khát, họng đau, chứng lưỡi đỏ.– Mới đầu có các hiện tượng lạnh.

 

Mạch sác.– Miệng nhạt, rêu lưỡi trắng.
– Ngạt mũi sổ mũi, ho, tức ngực.– Mạch phù khẩn
– Phép chữa  tân lương tuyên Phế.– Đau đầu, cứng gáy.
– Phép chữa  tân ôn giải biểu.

Người mắc bệnh đông ôn thường có biểu hiện phát sốt, lý nhiệt, ho, khát nước, lòng buồn phiền, đau mạng sườn, lưỡi đỏ rêu vàng, đại tiện bí kết. Tùy theo từng trường hợp mà người bệnh sẽ áp dụng bài thuốc y học cổ truyền phù hợp.

YHCT trị triệu chứng sợ lạnh, phát sốt, không mồ hôi, miệng khát, rêu lưỡi trắng

Nếu người bệnh rơi vào trường hợp ban đầu sợ lạnh, phát sốt, không mồ hôi, miệng khát, rêu lưỡi trắng thì có thể áp dụng bài thuốc: đạm đậu sị 15g, sơn chi tử (sao cháy) 10g, đạm trúc diệp 30 lá, cát cánh 4g, bạc hà 4g, liên kiều 4g, cam thảo 3g, hành tươi 3 củ. Sắc uống khi thuốc còn ấm.

Bài thuốc YHCT trị chứng nóng nhiều, sợ lạnh

Nếu gặp chứng nóng nhiều, sợ lạnh, người bệnh chuẩn bị các dược liệu: kim  ngân hoa 40g, liên kiều 40g, cát cánh 24g, ngưu bàng tử 24g, bạc hà 24g, cam thảo sống 20g, đạm đậu sị 20g, đam trúc diệp 16g, kinh giới tuệ 16g. Tất cả tán giập, mỗi lần dùng 24g nấu với rễ lau tươi, khi sôi bốc mùi thơm thì lấy nước dùng dần. Lưu ý đừng đun sôi lâu sẽ giảm tác dụng của thuốc.

Kim  ngân hoa

Theo Bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn đối với trường hợp bệnh nặng ngày uống 3 lần, nhẹ thì 2 lần; bệnh chưa khỏi thì sắc thuốc uống tiếp.

YHCT áp dùng nếu mình nóng, ho,miệng khát, đau mạng sườn, thở khò khè: Bản thân người bệnh nếu thấy mình nóng, ho,miệng khát, đau mạng sườn, thở khò khè có thể áp dụng bài thuốc YHCT với các nguyên liệu: Hạnh nhân 20g, tang diệp 10g, cát cánh 8g, rễ lau 8g, liên kiều 5g, cúc hoa 4g, bạc hà 3g, cam thảo 3g. Sắc lấy nước thuốc. Thạch cao 6g, tán nhỏ vào nước thuốc để uống.

Trường hợp xuất hiện triệu chứng buồn phiền, lưỡi đỏ rêu vàng khô, nói sảng, đại tiện táo bón cần sử dụng bài thuốc: mang tiêu 20g, đại hoàng 12g, cam thảo sống 12g, hà thủ ô 12g, sinh địa 12g. Sắc uống.

Nếu xuất hiện biểu hiện sau khi cho ra mồ hôi, không sợ lạnh mà lại sợ nóng, ho sặc, sườn đau, tức ngực, miệng khát lưỡi đỏ, rêu vàng thì sử dụng bài thuốc Thạch cao 40g (giã nát), tri mẫu 24g, hạnh nhân 20g, liên kiều 20g, sơn chi 20g, tang diệp 15g, hoàng cầm 15g, cam thảo sống 8g, gạo tẻ 6 vốc. Sắc uống trong ngày.

Trường hợp người bệnh thần chí mê man nói sảng, bệnh nặng, ban chẩn tím đen, lưỡi đỏ sẫm cần dùng bài: Chích cam thảo 24g, sinh bạch thược 24g, can địa hoàng 24g, sinh miết giáp 24g, mạch môn (bỏ lõi) 20g, ma nhân 12g, a giao 12g, sinh mẫu lệ 20g. Sắc uống trong ngày.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng: cam thảo 40g, bạch thược 32g, địa hoàng 32g, mạch môn 28g. Sắc uống ngày 3 lần, tối 1 lần.

Mùa đông đang chuẩn bị đến gần cũng là lúc bệnh đông ôn có cơ hội xuất hiện, do đó bạn nên tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng, ăn uống khoa học để có sức đề kháng tốt nhất. Ngoài ra, trong trường hợp bệnh không kiểm soát, bạn nên đến ngay cơ sở y tế, phòng khám có các bác sĩ, y sĩ tốt nghiệp đại học, Trung cấp y sĩ Y học cổ truyền uy tín để được khám và tư vấn điều trị tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm

chong-mat-hoa-mat

Điều trị chứng hoa mắt chóng mặt đột ngột bằng phương pháp đông y

Bài thuốc y học cổ truyền được nhiều người lựa chọn khi xuất hiện tình trạng hoa mắt chóng mặt đột ngột. Tùy từng thể bệnh mà áp dụng bài thuốc điều trị tương ứng.