Danh mục
Y học cổ truyền hướng dẫn phòng ngừa ngộ độc đông dược Đã gọi là thuốc thì dù thuốc tân dược hay đông dược đều có những tác dụng phụ không mong muốn, điều quan trọng là cách bạn phòng ngừa ngộ độc đông dược như thế nào là đúng. Bệnh gan nhiễm mỡ dưới góc nhìn Y học cổ truyền Chống viêm giảm đau nhờ cây ...
Trang chủ > Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền > Y học cổ truyền hướng dẫn phòng ngừa ngộ độc đông dược

Y học cổ truyền hướng dẫn phòng ngừa ngộ độc đông dược

Đã gọi là thuốc thì dù thuốc tân dược hay đông dược đều có những tác dụng phụ không mong muốn, điều quan trọng là cách bạn phòng ngừa ngộ độc đông dược như thế nào là đúng.

Y học cổ truyền hướng dẫn phòng ngừa ngộ độc đông dược

Lý giải nguyên nhân ngộ độc đông dược

Thực tế có những trường hợp ngộ độc đông dược rất rõ ràng nhưng cũng có trường hợp rất khó phân định khiến nhiều người dễ dàng đưa ra kết luận chủ quan khiến nhiều người bệnh lo sợ khi sử dụng thuốc đông dược. Tuy nhiên xét về mặt nguyên tắc, đã gọi là thuốc thì dù thuốc kể tân dược (“thuốc tây” trong y học hiện đại) hay đông dược (“thuốc ta” trong y học cổ truyền) đều có thể xảy ra những tác dụng không mong muốn, thậm chí có thể ngộ độc mà dẫn đến hậu quả tử vong.

Theo các Y sĩ y học cổ truyền, nguyên nhân dẫn tới ngộ độc do đông dược có thể xuất phát từ một số lý do sau:

Người bệnh bị dị ứng với một hoặc nhiều chất có trong thành phần của thuốc do yếu tố cơ địa. Phản ứng này xảy ra tương tự như đối với tân dược, tuy nhiên vì đông dược thường là một hỗn hợp gồm rất nhiều chất khác nhau nên rất khó xác định dị nguyên cụ thể.

Do nhầm lẫn dược liệu khi thu hái, mua bán và sử dụng. Điều này có thể do người bệnh tự dùng hoặc do gian thương cố tình đánh tráo để trục lợi (ví như dùng thương lục để làm giả nhân sâm) hay do nhân viên y tế cân thuốc cẩu thả.

Do chất lượng thuốc không đảm bảo đúng quy chuẩn về an toàn vệ sinh dược phẩm. Ví dụ: bảo quản không tốt (dùng quá nhiều lưu huỳnh…), bị nhiễm vi sinh vật có hại, đặc biệt là các loại nấm mốc dễ gây dị ứng, trong quá trình trồng trọt chăm bón quá nhiều hóa chất có hại hay bào chế sai quy cách.

Do bệnh nhân không tuân thủ đúng hướng dẫn của thầy thuốc về cách sắc, cách uống, liều lượng và quy trình điều trị.

Bệnh nhân dùng quá liều (do tự ý hoặc do thầy thuốc chỉ định) loại đông dược mà trong thành phần có một hoặc nhiều vị có độc như phụ tử, bán hạ, hoàng nàn, mã tiền,…

Lý giải nguyên nhân ngộ độc đông dược

Sự chủ quan của người bệnh trong việc phối hợp quá nhiều loại thuốc, trong đó bao gồm thuốc tân dược và đông dược dẫn đến việc tương tác và sản sinh những chất có hại đối với cơ thể.

Do trình độ hoặc do khám, chẩn bệnh không chính xác, thầy thuốc trong lĩnh vực y học cổ truyền đã kê đơn cho bệnh nhân dùng loại đông dược mà lẽ ra là phải chỉ định đối với người bệnh.

Ngăn ngừa tai biến do dùng đông dược như thế nào?

Để nâng cao hiệu quả và tránh những tác dụng phụ, tai biến không mong muốn có thể xảy ra, người bệnh cần phải tuân thủ triệt để hướng dẫn của bác sĩ, y sĩ YHCT, không sử dụng thuốc đông dược khi không có chỉ định, không tự ý nâng liều và kéo dài ngày dùng. Trong dân gian có những vị thước hay bài thuốc có thể tự ý sử dụng nhưng tốt nhất vẫn nên có sự tư vấn đầy đủ của thầy thuốc có chuyên môn. Trong quá trình sử dụng nếu thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, người bệnh cần dừng ngay thuốc và báo lại với bác sĩ điều trị để kịp thời xử lý.

Riêng đối với thầy thuốc, cần đặt tính mạng người bệnh nên hàng đầu. Do đó, thầy thuốc cần khám tỉ mỉ, nắm được tiền sử dị ứng của người bệnh,  trọng dụng các xét nghiệm hiện đại cần thiết để biết được tình trạng của cơ thể. Đồng thời không ngừng học hỏi, rèn luyện và trau dồi nhiều hơn kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp để có thể bắt đúng bệnh đúng thuốc, tiên lượng được kết quả khi dùng thuốc và hết sức thận trọng trong việc kê đơn những vị thuốc có độc. Ngoài ra người bệnh cần tận tình hướng dẫn người bệnh cách sử dụng thuốc và lưu ý đến người bệnh không kết hợp tùy ý giữa thuốc tây và thuốc ta một cách dễ dãi, đồng thời kiểm tra kỹ chất lượng thuốc trước khi kê đơn cho người bệnh.

Theo Bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn tình trạng ngộ độc đông dược do việc thiếu hiểu biết của người sử dụng đang diễn ra phổ biến hiện nay. Do đó người bệnh cần trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để phòng ngừa ngộ độc đông dược khoa học nhất để bảo về sức khỏe và tính mạng bản thân cũng như những người xung quanh.

Có thể bạn quan tâm

chong-mat-hoa-mat

Điều trị chứng hoa mắt chóng mặt đột ngột bằng phương pháp đông y

Bài thuốc y học cổ truyền được nhiều người lựa chọn khi xuất hiện tình trạng hoa mắt chóng mặt đột ngột. Tùy từng thể bệnh mà áp dụng bài thuốc điều trị tương ứng.