Danh mục
Bệnh đái tháo đường trong y học cổ truyền chữa như thế nào? Chứng đái tháo đường thuộc thượng tiêu nên cần phối hợp chế độ ăn uống, thể dục, lao động và thuốc. Trong đó có nhiều bài thuốc y học cổ truyền có tác dụng hiệu quả. Y học cổ truyền chỉ ra công dụng của vỏ bưởi Y sĩ Y học cổ truyền phân biệt ...
Trang chủ > Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền > Bệnh đái tháo đường trong y học cổ truyền chữa như thế nào?

Bệnh đái tháo đường trong y học cổ truyền chữa như thế nào?

Chứng đái tháo đường thuộc thượng tiêu nên cần phối hợp chế độ ăn uống, thể dục, lao động và thuốc. Trong đó có nhiều bài thuốc y học cổ truyền có tác dụng hiệu quả.

Bệnh đái tháo đường trong y học cổ truyền chữa như thế nào?

Y học cổ truyền nói gì về chứng bệnh đái tháo đường?

Bệnh đái tháo đường theo Y học cổ truyền Sài Gòn thuộc phạm vi chứng tiêu khát và được các Y gia cổ mô tả từ rất sớm. Ngay từ thế kỷ kỷ IV – V trước công nguyên, trong “Hoàng đế nội kinh – Tố vấn” đã nhắc đến chứng “tiêu” hay “tiêu khát”. Trong “Ngoại trị bị yếu, Tiêu khát môn” có ghi chép: “Tiêu khát giả, nguyên kỳ phát động, thử tắc thận suy sở trí, mỗi phát tức tiểu tiện chí điềm” nghĩa là: Bệnh tiêu khát ban đầu do thận suy nên nước tiểu có vị ngọt mỗi khi tiểu tiện. Hay trong sách “Hoàng đế nội kinh – Linh khu, Ngũ biến thiên”  có viết: “Ngũ tạng giai nhu nhược giả, thiện bệnh tiêu đan” có nghĩa là: Ngũ tạng nhu nhược dễ mắc bệnh tiêu.

Danh y Đại Y thiền sư Tuệ Tĩnh cũng có nhắc: Do dâm dục quá độ, trà rượu không chừng, uống thuốc bằng kim thạch hay ăn nhiều đồ xào nướng làm cho khô kiệt chất nước trong thận, tam tiêu bị nung nấu, khí nóng trong tâm cháy rực, ngũ tạng khô ráo, từ đó sinh ra chứng tiêu khát (là chứng trên thì muốn uống nước, dưới thì ngày đêm đi tiểu rất nhiều).

Bài thuốc trong y học cổ truyền trị bệnh đái tháo đường

Người bệnh có thể tham khảo một số bài thuốc được các lương y, y sĩ y học cổ truyền thường dùng:

Chứng đái tháo đường thuộc thượng tiêu: do tân dịch hao tổn, phế nhiệt nên người bệnh rêu lưỡi vàng mỏng, mạch hồng sác; khát nhiều, rất thích uống nước, họng ráo, miệng khô, đi tiểu nhiều lần.

Lúc này người bệnh có thể sử dụng bài thuốc Nhị đông thang: mạch môn (bỏ lõi) 24g, thiên môn (bỏ lõi) 16g, tri mẫu 8g, thiên hoa phấn 8g, hoàng cầm 8g, lá sen 8g, nhân sâm 4g, cam thảo 4g. Sắc uống trong ngày.

Chứng đái tháo đường thuộc trung tiêu: Xuất phát từ nguyên nhân do trường vị hỏa uất táo thực với các triệu chứng nổi bật: Cồn ruột, ăn nhiều, chóng đói, người gầy sút nhanh; rêu lưỡi vàng khô; mạch hoạt có lực. Sử dụng bài thuốc Tăng dịch thang:

Chuẩn bị: sinh địa 32g, thiên hoa phấn 32g, huyền sâm 32g, mạch môn (bỏ lõi) 32g, hoàng liên 10g. Các vị sắc lấy 300ml nước thuốc, bỏ bã; chia 4 lần, ngày uống 3 lần, tối uống 1 lần.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc Sinh địa bát vật thang hay Điều vị thừa khí thang có tác dụng rất tốt trong điều trị chứng đái tháo đường thuộc trung tiêu.

Thiên hoa phấn

Chứng đái tháo đường thuộc hạ tiêu: Chứng bệnh do thận âm bất túc hoặc quá hư suy với các triệu chứng: mỏi mệt, đau lưng, mỏi khớp, đái nhiều, lượng nước nhiều và có vị ngọt, miệng khô, lưỡi ráo, lòng bàn tay bàn chân nóng, lưỡi ít rêu; mạch tế sác, vô lực. Dùng bài:

Bài 1: Lục vị địa hoàng gia thạch hộc, thiên hoa phấn: thục địa 32g, hoài sơn 16g, sơn thù 16g,  đan bì 12g, trạch tả 12g, thạch hộc 12g, bạch linh 12g, thiên hoa phấn 12g. Sắc các vị thuốc bỏ bã, lấy 400ml nước; uống 7 lần, ngày 5 lần, tối 2 lần.

Bài 2: Lục vị địa hoàng hoàn: thục địa 32g, hoài sơn 16g, sơn thù 16g, trạch tả 12g, đan bì 12g, bạch linh 12g. Các vị tán bột, luyện với mật làm hoàn, viên bằng hạt ngô đồng. Ngày 2 lần, mỗi lần 15 viên, chiêu bằng rượu loãng.

Chứng đái tháo đường lâu ngày: Khi bệnh diễn ra trong thời gian dài sẽ làm cho thận âm và thận dương đều hư, dẫn đến các triệu chứng như: chân tay lạnh, đau lưng, đại tiện lỏng hoặc da sạm đen, mắt thâm quầng, ngũ canh tiết tả, sôi bụng. Mạch hư nhược.

Giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền Hà Nội cho hay, các Y sĩ YHCT có thể cho người bệnh dùng bài thuốc Tam nhân lộc nhung thang: sơn thù du 16g, mạch môn (bỏ lõi) 16g, thục địa 16g, huyền sâm 12g, địa cốt bì 12g, ngưu tất 12g, lộc nhung 12g, hoàng kỳ 12g, nhục thung dung 12g, , phá cố chỉ (tẩm muối sao) 8g, nhân sâm 8g, kê nội kim 8g ngũ vị tử 6g. Để riêng lộc nhung; các vị sắc lấy 400ml nước, cho lộc nhung vào đun tan. Uống nóng 4 lần, ngày 3 lần, tối 1 lần. Người bệnh cũng có thể làm viên hoàn dùng dần.

Có thể bạn quan tâm

chong-mat-hoa-mat

Điều trị chứng hoa mắt chóng mặt đột ngột bằng phương pháp đông y

Bài thuốc y học cổ truyền được nhiều người lựa chọn khi xuất hiện tình trạng hoa mắt chóng mặt đột ngột. Tùy từng thể bệnh mà áp dụng bài thuốc điều trị tương ứng.