Danh mục
Học cách làm các loại trà dược giúp phòng trị bệnh Thưởng trà không chỉ còn là một nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam mà đây cũng là cách giúp chúng ta kéo dài tuổi thọ khi phòng tránh nhiều bệnh tật. Vị thuốc tốt cho mọi nhà từ quả đu đủ Râu ngô và những tác dụng bất ngờ với sức khỏe ...
Trang chủ > Vị thuốc Đông y > Học cách làm các loại trà dược giúp phòng trị bệnh

Học cách làm các loại trà dược giúp phòng trị bệnh

Thưởng trà không chỉ còn là một nét đẹp văn hóa của người dân Việt Nam mà đây cũng là cách giúp chúng ta kéo dài tuổi thọ khi phòng tránh nhiều bệnh tật.

Trà thảo mộc có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

Trà thảo mộc có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe

Với những người lớn tuổi mắc các bệnh mạn tính như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn tiền đình, hen phế quản… thì việc sử dụng trà hàng ngày chính là biện pháp đẩy lùi bệnh tật một cách từ từ và hiệu quả. Theo đó bạn có thể làm theo hưỡng dẫn của các Y sĩ Y học cổ truyền sau đây:

Trà chữa bệnh đái tháo đường

Với người bệnh bị dái tháo đường và giai đoạn nhẹ bạn có thể sắc những vị trà sau đây để uống hàng ngày.

  • Trà linh chi: 1 gói pha uống để giải độc cơ thể, hạ đường huyết.
  • Trà thục địa hoài sơn: thục địa 10g, hoài sơn 20g, kỷ tử 12g, thạch hộc 8g, đan bì 12g, sơn thù 8g, thiên hoa phấn 8g, sa sâm 9g. Sắc uống thay trà trong ngày. Khát nhiều, gia thạch cao 40; đói nhiều, gia hoàng liên 4g; đi tiểu nhiều, gia ích trí nhân 8g, tang phiêu tiêu 8g, ngũ vị tử 6g.
  • Trà nhân sâm sinh địa: nhân sâm 8g, hoàng tinh 12g, cát căn 16g, sinh địa 12g, thục địa 12g, tri mẫu 12g, bạch truật 12g, hoài sơn 16g. Sắc uống thay trà. Tác  dụng ổn định đường huyết, ngừa tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, viêm loét nội tạng và ngoài da.
  • Trà huyền sâm sinh địa: huyền sâm 16g, sinh địa 16g, thiên hoa phấn 16g, hoàng liên 6g, địa cốt bì 12g, tỳ giải 12g, trạch tả 8g. Sắc uống thay trà. Tác dụng ổn định đường huyết, chữa đái tháo đường, ăn nhiều tiểu nhiều, người gầy, táo bón.
  • Trà râu ngô, mã đề: râu ngô 20g, hạt mã đề 10g, vỏ đậu cô ve 20g, cây bông ổi 20g. Hãm nước sôi làm trà uống.

Trà thảo mộc nên sử dụng hàng ngày để đạt được công dụng tốt nhất

Trà thảo mộc nên sử dụng hàng ngày để đạt được công dụng tốt nhất

Trà phòng chữa hen suyễn

Trà chữa bệnh hẹ suyễn đa phần được tổng hợp từ những dược liệu đơn giản, dễ kiếm, dễm tìm như:

  • Lá táo ta 100g, lá chanh 50g, hạt cải canh 10g. Tất cả tán bột, mỗi lần dùng 10g hãm nước sôi, uống buổi sáng sẽ ngừa được cơn hen cả ngày.
  • Lá dâu 200g, lá khế 50g, hạt tía tô 10g. Tán bột. Dùng như bài trên.
  • Nhựa sung 50g phết lên bánh đa (bánh tráng) nướng chín ăn. Tác dụng ngăn cơn hen.
  • Trà rễ chanh, ngải cứu: rễ chanh 30g, rễ cỏ tranh 30g, ngải cứu 16g, vỏ cây dâu 30g, bèo cái khô 16g. Sắc uống thay trà. Tác dụng như bài trên.
  • Trà sâm, kim ngân, nhân trần: sâm đại hành 12g, kim ngân hoa 20g, nhân trần 12g, sài đất 40g, hoàng liên 12g, hoàng cầm 12g. Sắc uống như trà. Chữa hen suyễn, viêm phế quản phổi do nhiễm liên cầu khuẩn.
  • Trà hạt cải vỏ quýt: hạt cải canh sao 6g, hạt củ cải sao 9g, vỏ quýt 6g, cam thảo 6g. Sắc nước uống như trà. Chữa suyễn thở, viêm phế quản, ho nhiều đờm.
  • Trà sâm, mạch môn, ngưu tất: bắc sa sâm 12g, mạch môn 10g, ngũ vị tử 5g, ngưu tất 10g. Sắc uống thay trà. Chữa người già phổi yếu, suyễn thở.

Trà chữa rối loạn tiền đình

Ngoài kết hợp cùng dược liệu bạn cũng nên chọn một vài vị thuốc Đông y để kết hợp cùng để thấy hiệu quả được tốt nhất:

  • Hoa tam thất 5g, hãm nước sôi, uống.
  • Hoa cúc trắng 15g, sơn tra 15g, ô mai 15g, đường trắng 30g. Hãm nước sôi, uống thay trà.
  • Hoa bách hợp 15g hãm nước sôi, uống.

Với những chia sẻ của giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur hi vọng sẽ giúp chúng ta có thêm kiến thức trong vấn đề sử dụng các loại trà.

Nguồn: suckhoedoisong.vn-  ysiyhoccotruyen.com

Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường

Có thể bạn quan tâm

cao-khi-3 (1)

Một số bài thuốc đông y hiệu quả từ cao khỉ

Cao khỉ là dược liệu được bào chế từ xương khỉ đột hoặc khỉ đít đỏ. được sử dụng để để cường dương, bổ thận, làm mạnh gân cốt và điều trị bệnh sốt rét lâu ngày không khỏi.