Tía tô là một loại rau rất phổ biến trong các món ăn ở nước ta dùng để làm nguyên liệu chế biến hoặc ăn sống. Bên cạnh đó nó còn được dùng để làm bài thuốc quý giúp trị mụn, tàn nhang, nám, thâm, chữa bệnh gout, ho, sốt, sùi mào gà, sâu răng.
- Mách bạn những bài thuốc đông y chữa bệnh tuyệt vời từ cây Cỏ the
- Thầy thuốc đông y chia sẻ công dụng chữa bệnh từ cây cỏ bợ
- Cây cỏ xước: Vị thuốc đông y trị bệnh xương khớp rất hiệu quả
Cây tía tô là một vị thuốc có công dụng tuyệt vời
Đặc điểm tự nhiên của cây Tía tô
Tía tô là loại cây cỏ, cao 0.5 đến 1m, thân thẳng đứng có lông, lá mọc đối hình trứng, đầu nhọn, mép có răng cưa, màu tím hoặc xanh. Hoa trắng hoặc tím nhạt. Được trồng khắp nơi trong cả nước, vì bản chất dễ trồng nên thông thường mỗi gia đình đều có thể trồng được loại cây tía tô này. Đây là một trong những vị thuốc Đông y được dùng nhiều nhất.
Tác dụng dược lý của tía tô
- Làm ra mồ hôi, giải cảm.
- Lợi tiểu.
- Trợ tiêu hóa (kiện vị) uống nước sắc làm tăng tiết dịch vị, tăng nhu động dạ dày.
- Tiêu đờm giảm các cơn ho, giảm xuất tiết của phế quản (hạt có tác dụng tiêu đờm mạnh hơn)
- Giải ngộ độc ốc cua gây đau bụng, nôn mửa.
Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại
- Nước sắc và cồn chiết xuất lá tía tô đều có tác dụng giãn mạch ngoài da, kích thích tiết mồ hôi.
- Tía tô giảm chất xuất tiết của phế quản, làm giảm co thắt cơ trơn của phế quản. Có tác dụng cầm máu.
- Chất tinh dầu làm tăng đường huyết. Aldehyt tía tô chống thối và ức chế trung khu thần kinh.
- Nước ngâm kiệt lá tía tô có tác dụng ức chế các loại vi trùng như: Tụ cầu khuẩn, trực khuẩn lî, trực khuẩn đại tràng.
Thành phần chủ yếu có trong Tía tô
Bác sĩ Y học cổ truyền Sài Gòn cho biết, trong tía tô có chứa tinh dầu, trong đó chủ yếu là Perilla Andehit limonen.
Cây tía tô có thể dùng tất cả các bộ phận để sử dụng làm thuốc
Lá tía tô chữa bệnh gì?
Bác sĩ – Giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền chia sẻ, các bộ phận của cây đều có những tác dụng riêng biệt điển hình như:
- Cành (tô ngạnh) có tác dụng lý khí chữa động thai, nôn mửa, ngộ độc hải sản, phong hàn.
- Lá (tô diệp) giúp cho kích thích tiêu hóa, cho ra mồ hôi, chữa ho, giảm đau, giải độc, trị nôn mửa, thải các chất độc ra ngoài, chữa mạo cảm.
- Hạt (tô tử) giúp chữa đau nhức, tê thấp, ho, trừ đờm, hen suyễn.
Ngoài ra, cây còn mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe khác.
Lá tía tô chữa bệnh cảm mạo
Dùng lá thảo dược rửa sạch, thái nhỏ rồi trộn với cháo trắng gạo tẻ, ăn trong lúc cháo vẫn còn nóng sẽ mang lại hiệu quả cao. Giúp mau ra mồ hôi và giải cảm nhanh.
Hoặc dùng 15 đến 20 gram lá rửa sạch ngâm với nước muối pha loãng từ 5 đến 10 phút, rồi giã nát cho thêm nước sôi vào, lọc lấy nước thuốc và uống bỏ bã.
Để hiệu quả thì sau khi uống nên nằm nghỉ và trùm kín chăn lại. Áp dụng cho trẻ em và người già.
Lá tía tô chữa bệnh ho ở trẻ sơ sinh
Sử dụng các nguyên liệu: 20 gram lá thảo dược, 10 gram hoa đu đủ đực, 5 gram hoa khế, 5 gram đường phèn. Đem tất cả đi rửa sạch và tiến hành giã nát ra trừ đường phèn. Rồi vắt lấy nước cốt bỏ bã thêm đường phèn vào và đem đi hấp cách thủy. Cho trẻ uống 5 lần, mỗi lần 2,5ml tương ứng với nửa muỗng cafe.
Lá tía tô chữa bệnh rôm sẩy ở trẻ
Dùng lá thảo dược đem đi rửa sạch, dùng nước muối rửa càng tốt sau đó mang đi xay nhuyễn vắt lấy nước cốt. Đun sôi lên và tắm cho trẻ hoặc có thể để nguyên lá nấu lên đem đi tắm cho bé. Phương pháp xay nhuyễn sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.
Lá tía tô chữa bệnh gút (gout)
Trong thảo dược có tới 4 chất làm giảm hiệu quả của enzyme xanhthine oxydase – đây là nguyên nhân chính hình thành nên acid uric phát triển bệnh gout. Dùng 1 nắm lá tươi đem rửa sạch và ngâm nước muối nhai nuốt sống hoặc có thể dùng lá nấu nước thuốc uống hàng ngày đến khi các tình trạng đau nhức do bệnh gout gây ra giảm hẳn.
Giảng viên Y sĩ Y học cổ truyền chia sẻ thêm, ngoài ra, mọi người nên kết hợp uống trong và dùng ngoài bằng cách lấy lá tía tô sắc nước, thêm chút muối, sau đó lấy ngâm chân lúc còn ấm. Cách này giảm các triệu chứng sưng đỏ, đau nhức tại các khớp hiệu quả tương tự như việc ngâm chân bằng lá lốt.
Mỗi lần chỉ ngâm từ 15-20 phút, không nên ngâm chân quá lâu để tránh choáng váng do máu dồn lên não.
Lá tía tô trị bệnh đau dạ dày
Tanin và glucosid trong lá tía tô giúp chống viêm, làm lành vết loét, liền sẹo, giảm gia tăng các axit trong dạ dày. Nước sắc thảo dược giúp giảm đau, giảm lượng dịch vụ và giúp ổn định, bệnh nhân đau dạ dày sẽ được ăn và ngủ ngon hơn.
Lý khí an thai: Bài thuốc tô tử ấm
Trường hợp phụ nữ có mang thai động đau bụng, đau lưng ngực, buồn nôn dùng bài thuốc Tử tô ẩm (Tô ngạnh 8g, Đương qui 12g, Bạch thược 12g, Xuyên khung 8g, Đảng sâm 12g, Trần bì 8g, Đại phúc bì 8g, Cam thảo 4g, Sinh khương 8g, sắc nước uống.
Chú ý lúc dùng thuốc làm từ tía tô
Vị thuốc đông y lá tía tô có tác dụng giải cảm phong hàn, giải độc, cành có tác dụng như lá nhưng ít hơn, có tác dụng an thần, còn hạt (Tô tử) chủ yếu là hành khí hóa đờm. Bản chất Tô diệp thuộc vị thuốc bắc trong nhóm phát tán phong hàn.
Thông tin mang tính chất tham khảo, liên hệ các chuyên gia Y học cổ truyền,bác sĩ, lương y để được kê đơn chẩn đoán bệnh chính xác, tránh các tác dụng phụ của thuốc.