Danh mục
Thầy thuốc đông y chia sẻ bài thuốc trị mụn trứng cá hiệu quả Với các bài thuốc Y học cổ truyền trị mụn trứng cá được thầy thuốc đông y chia sẻ sẽ giúp chị em phụ nữ có nhanh chóng làn da mặt sạch mụn, sáng khỏe trông thấy.
Trang chủ > Món ăn bài thuốc > Thầy thuốc đông y chia sẻ bài thuốc trị mụn trứng cá hiệu quả

Thầy thuốc đông y chia sẻ bài thuốc trị mụn trứng cá hiệu quả

Với các bài thuốc Y học cổ truyền trị mụn trứng cá được thầy thuốc đông y chia sẻ sẽ giúp chị em phụ nữ có nhanh chóng làn da mặt sạch mụn, sáng khỏe trông thấy.

Nguyên nhân xuất hiện mụn trứng cá

Mụn trứng cá một loại bệnh về da khá phổ biến thuộc vào loại mãn tính, tình trạng này nang lông và tuyến bã, nơi sản xuất ra chất nhờn vận chuyển dọc nang lông đến bề mặt da. Tuy nhiên trong một số điều kiện quá trình này bị cản trở dẫn đến sự tích lũy bã nhờn và tạo ra một môi trường màu mỡ cho sự phát triển của vi khuẩn. Tuyến nhờn có nhiều trên mặt, ngực, lưng, cổ và da đầu, do đó những vị trí này là vị trí thường có nhiều trứng cá. Hàng ngày chúng ta rửa mặt hay dùng kem trị mụn cũng không làm sạch một cách hữu hiệu và vi khuẩn bị giữ lại trong nền nang lông. Sự phát triển nhanh của vi khuẩn kết hợp với sự tích lũy chất bã làm cho nang lông giãn rộng dẫn đến sự hình thành mụn trứng cá.

Khi mụn trứng cá xuất hiện cũng là lúc các chị em phải lao tâm khổ tứ tìm mọi cách để loại bỏ chúng. Mụn trứng cá làm ảnh hưởng đến diện mạo tâm lý của người mắc phải , vì thế nên tiến hành điều trị mụn trứng cá càng sớm càng tốt. Mụn trứng cá nếu không được điều trị sớm, vùng viêm nhiễm sẽ ăn sâu dưới da, kéo theo đó để lại những vết thâm và sẹo lõm sau khi hết mụn. Hiện nay một phương pháp đang được nhiều người sử dụng đó chính là chữa trị mụn trứng cá theo bài thuốc y học cổ truyền trị mụn vừa mang lại hiệu quả cao sâu bên trong lại an toàn dưỡng da bạn rất tốt.

 Điều trị mụn trứng cá theo Y học cổ truyền

Theo Đông y, ở thanh thiếu niên tuổi dậy thì, khí thường thịnh và đây là nguyên nhân chính gây mụn. Phế nhiệt bị phong, khí huyết không hòa cũng là nguyên nhân phối hợp làm phát sinh bệnh. Việc ăn uống không điều độ, dùng nhiều các thực phẩm gây nhiệt, nóng cũng làm khí huyết uất kết, ứ trệ khiến bệnh nặng hơn.

Căn cứ theo nguyên nhân sinh bệnh, thầy thuốc Y học cổ truyền Sài Gòn đưa ra hai cách phòng ngừa. Với mụn do tỳ vị ẩn nhiệt (trứng cá có màu đỏ hoặc hơi đỏ, mới đầu mụn nổi ít, về sau nhiều, hay khô miệng, táo bón, lưỡi đỏ), cần giảm sự tích nhiệt ở ruột và dạ dày. Với loạn mụn do khí huyết uất trệ (trứng cá màu đỏ hoặc đỏ sậm, nữ thường phát nặng hơn khi hành kinh, nam thường có sắc mặt đen sạm hoặc đỏ tím), cần làm mát máu, sạch phổi, giải quyết ứ trệ và điều hòa khí.

Với cả 2 loại mụn trên đều không được dùng tay sờ, nặn các mụn lúc vừa phát sinh, nhất là các vùng quanh mũi . Các mụn ở khu vực này nằm gần tĩnh mạch xoang đổ vào não nên rất nguy hiểm khi bị sưng tấy (tức nhiễm trùng huyết) mà ta hay gọi là đinh râu.

Người có mụn trứng cá nên kiêng hoặc hạn chế thức ăn chứa nhiều mỡ, cay, nóng; giảm những đồ ăn thức uống tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh mủ phát triển như nước ngọt, bánh kẹo ngọt, đường… Tăng các loại thực phẩm như rau quả, nhất là những loại có tác dụng thông tiện, nhuận tràng như rau sam, rau khoai lang, mồng tơi, rau đay… Về vệ sinh, cần rửa mặt bằng nước ấm, nhất là vào mùa rét. Có thể kết hợp rửa mặt bằng xà phòng diệt khuẩn nếu da dầu, nhờn nhiều

Bài thuốc Y học cổ truyền trị mụn hiệu quả

Bài thuốc 1: Tỳ bà diệp, tang bạch bì mỗi thứ 12 g, sinh địa 15 g, xích thược, địa cốt bì, đan bì, hoàng cầm, sinh sơn chi, sinh sơn tra mỗi thứ 10 g, sinh thạch cao, bạch hoa xà thiệt thảo mỗi thứ 30 g, sinh cam thảo 6 g. Sắc nước uống mỗi ngày một thang. bài thuốc này chủ trị các triệu chứng mụn xuất hiện trên má và trán. Đầu tiên là những nốt sần, rồi viêm tấy, đỏ, đau, có cảm giác nóng rát; kèm theo những triệu chứng toàn thân như mặt đỏ bừng từng cơn, đầu lưỡi đỏ tía, rêu lưỡi vàng mỏng.

Bài thuốc 2: Sinh địa, xa tiền thảo mỗi thứ 15 g, xích thược, sinh sơn chi, hoàng cầm, hoàng bá, đại hoàng mỗi thứ 10 g, nhân trần, sinh ý dĩ mỗi thứ 30 g, bồ công anh 20 g, sinh cam thảo 6 g. Sắc nước uống mỗi ngày một thang. Dùng cho trường hợp mụn trứng cá do “thấp nhiệt”: Mụn thường xuất hiện ở khu vực phía dưới hai má và ở cằm, phần da bị tổn thương đỏ ửng, có những đốm đỏ, nốt sần hoặc mưng mủ, ngứa cục bộ; bụng đầy trướng, kém ăn, họng khô, miệng háo, đại tiện táo, tiểu tiện sẻn đỏ, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt.

Bài thuốc 3: Đan bì, hoàng cầm, sơn tra, tô ngạnh mỗi thứ 8 g, chi tử (sao) 6 g, đương quy, sinh địa, phục linh, bạch truật mỗi thứ 10 g, bạch hoa xà thiệt thảo, nhân trần, bồ công anh mỗi thứ 12 g. Sắc nước uống mỗi ngày một thang.

Một số bài thuốc dân gian bôi ngoài da trị mụn hiệu quả

Giảng viên Trung cấp Y học cổ truyền cho biết gai bồ kết 30 g, thêm giấm gạo 100 ml, sắc lấy nước đặc, lọc bỏ bã. Dùng bông sạch thấm nước thuốc, bôi vào chỗ da có mụn trứng cá, ngày 2-3 lần. Đây là bài thuốc dân gian có tác dụng chữa mụn trứng cá bọc, mụn nước lở ngứa.

Dùng lá mướp non giã nát, vắt lấy nước cốt; hoặc cắt quả mướp, lấy dịch tiết ra từ lát cắt bôi lên chỗ da có mụn trứng cá.

Dùng bèo cái tía, thương nhĩ thảo mỗi thứ 15 g, sắc lấy nước, rửa mặt 2 lần sáng tối, làm liên tục 10 ngày.

Dùng bạch chỉ 10 phần, phòng phong 5 phần, cúc hoa 5 phần, đan sâm 5 phần. Tất cả tán thành bột mịn, trộn đều, cất vào lọ đậy kín dùng dần. Sáng và tối dùng 5 g bột thuốc sắc lấy nước đặc, bôi lên da mặt, sau 5 phút rửa sạch lại bằng nước sạch.

Có thể bạn quan tâm

24214

Các phương thuốc đông y trị chứng nhiệt miệng hiệu quả

Áp dụng điều trị nhiệt miệng bằng các bài thuốc đông y có tác dụng giảm đau và làm rút ngắn thời gian điều trị, giúp nhiệt miệng nhanh khỏi mà lại rất an toàn.