Rau ôm là một loại rau gia vị khá quen thuộc được dùng trong khá nhiều món ăn, tuy nhiên chắc chắn ít ai có thể ngờ rằng Rau ôm được xem là một vị thuốc Đông y với vô số bài thuốc chữa bệnh vô cùng hữu ích.
- Tác dụng chữa bệnh từ cây trong vườn húng quế
- Bạn đã biết cách ăn na mang lại giá trị dinh dưỡng cao
- Bất ngờ với công dụng chữa bệnh từ cây cỏ bợ mọc hoang
Ngạc nhiên với công dụng điều trị bệnh tuyệt vời từ Rau ôm
Thông tin sơ lược về Rau ôm
Rau ôm ở một số địa phương còn gọi với một số tên khác như rau ngổ, rau om… Cây có tên khoa học là Limnophila aromatica (Lam) Merr (Ambulia aromatica Lam); thuộc họ Hoa mõm sói – Scrophulariaceae. Đây là một dạng cây thảo sống nhiều năm cao 15cm-30cm, thân mập giòn, rỗng ruột, có nhiều lông. Lá đơn, không cuống, có lông, mọc đối hoặc mọc vòng 3-5, lá mép lá hơi có răng cưa thưa, mặt dưới lá có nhiều đốm tuyến màu xanh. Hoa thường mọc đơn độc ở nách lá, không đều, cuống dài 1,5 cm. Ðài hình chuông, chia 5 răng, dài 4mm-5mm. Tràng dài gấp đôi đài, chia 2 môi, cánh hoa màu tím nhạt. Nhị 4, chỉ nhị ngắn. Vòi nhụy nhẵn, đầu nhụy chẻ đôi. Quả nang hình trứng, không lông, nằm trong đài, chứa nhiều hạt.
Theo Y học cổ truyền, Rau ôm có hơi chát, vị cay, tính mát, mùi thơm. Tác dụng: Có tác dụng giải độc, thanh nhiệt chỉ khái, tiêu thũng. Rễ có tác dụng làm dãn cơ phủ tạng như ruột, thận , do đó mất các cơn đau bụng. Nó còn làm dãn mạch, tăng lực thận, tăng lượng nước tiểu, tạo thuận lợi cho việc tống sỏi ra ngoài.
Thành phần hóa học có trong Rau ôm
Theo chia sẻ của dược sĩ Lê Thị Thanh Nhàn hiện đang là giảng viên khoa Cao đẳng Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur TPHCM cho biết trong Rau ôm có chứa một số thành phần hóa học như
Bài thuốc chữa bệnh áp dụng với dụng với Rau ôm
Rau ôm được trồng khá phổ biến ở nước ta
- Trị cảm lạnh: Rau ôm 15g-30g sắc lấy uống.
- Nhiễm trùng ecpet mảng tròn: Ép dịch lá rau ôm hoặc nấu nước để rửa.
- Chữa rắn độc cắn: Rau ôm 15 g xuyên tâm liên 25 g, giã thêm ít rượu nếp, vắt nước uống còn bã dùng đắp vết thương. Hoặc lấy 20g – 40g rau ôm khô, sao vàng, sắc lấy nước uống 4 – 5 lần liền.
- Trị viêm tấy đau nhức: Lấy 1 nắm rau ôm tươi rửa sạch, giã nát, đắp vào nơi thương tổn rất công hiệu.
- Sỏi thận: Rau ôm 20-30g cây tươi giã ra, thêm nước uống, dùng cây khô với liều ít hơn, sắc lấy nước uống.
- Trị đầy hơi, tức bụng, ăn không tiêu: Lấy rau ôm tươi rửa sạch, mộc hương nam. Sắc 2 thứ trên với 1.000ml nước còn 250ml thì chia làm 2 lần, uống hết trong ngày.
- Chữa ho, sổ mũi: Lấy 15g – 30g rau ngổ tươi, rửa sạch, sắc kỹ lấy nước uống hằng ngày.
Bên cạnh những lợi ích mà Rau ôm mang lại thì các giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM cũng khuyến cáo cho các bạn đọc rằng Phụ nữ có thai không nên ăn nhiều rau ôm vì tác dụng giãn cơ phủ tạng có thể gây sẩy thai. Thân rau ôm có nhiều lông và hay mọc ở nơi ẩm ướt đầm lầy dễ bị nhiễm khuẩn nên cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến ngộ độc nếu rửa không kỹ.