Sử dụng Đông dược không theo kê đơn của bác sĩ có thể gây ra những biến chứng khôn lường cho người dùng. Bởi vì Đông dược cần phải được bào chế theo đúng liều lượng, đúng bệnh thì mới có thể phát huy hoàn toàn hiệu quả được.
Cần phải sử dụng Đông dược đúng cách
Đông Dược là gì?
Đông dược có nguồn gốc chủ yếu là những thực vật hay còn gọi là thảo mộc. Đông dược thường được bào chế theo dạng sắc, nghĩa là đun sôi chắt bã lấy nước để uống.
Mỗi một loại thảo dược sẽ được dùng cho riêng những loại bệnh khác nhau, do đó khi dùng Đông dược chúng ta phải có sự kê đơn của Bác sĩ.
Đông dược có những nguyên tắc và cấm kỵ trong việc sử dụng và bào chế thuốc mà không phải người bệnh nào cũng biết. Do đó việc tự ý sử dụng các loại Đông dược sẽ có thể gây ra những hiểm hoạ cho người bệnh mà không hay biết.
“Sâm núi” hay chỉ là cây Bách bộ?
Thời gian gần đây người dân ở Quảng Nam đang rộ lên việc đào một loại củ rừng được cho là “sâm rừng” và được quảng cáo có thể chữa được bách bệnh khi đem ngâm rượu. Tuy nhiên theo như lương Y Nguyễn Đức Nghĩa ( người đã sưu tầm hơn 1500 cây thuốc quý ) thì đây chỉ là củ của cây bách bộ, công dụng chỉ dùng để điều trị ho, lao phổi và đàm, tẩy giun. Chứ củ mà người dân ở Quảng Nam đào được mang đi bán không là sâm núi gì đó, và cũng không có những tác dụng thần thánh như đang được quảng cáo.
Hiểm hoạ từ việc sử dụng Đông dược không đúng cách
Ngoài “sâm núi” ở trên, cũng có một loại rễ cây khác trông lởm chởm như rễ tre kết chùm lại to như nắm tay. Bề ngoài thì loại rễ này khá giống với rễ cây ngô hay còn gọi là sâm cao đẳng, được truyền tai nhau rằng nếu đem về ngâm rượu sẽ chữa được bệnh đau lưng. Tuy nhiên theo Y sĩ Y học cổ truyền thì công dụng của loại củ này không thực sự rõ ràng, và người dùng không nên lạm dụng sử dụng các loại Đông dược khi chưa biết được công dụng của chúng.
Rước hoạ từ Đông dược?
Đã có những trường hợp sử dụng Đông dược mà gặp phải những hậu quả không thể ngờ tới. Theo lương y Nguyễn Đức Nghĩa kể: “Có nhiều bệnh nhân đến với tôi khi mặt đã nám đen, da dẻ sần sùi. Hỏi ra mới biết họ dùng nấm linh chi sắc uống quá liều. Cụ thể là mỗi ngày hơn 250gr. Triệu chứng này có thể gọi là ngộ độc nấm linh chi do liều cao”.
Bác sĩ Nguyễn Hoàng Phương, phụ trách khoa Đông y Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, cho biết việc người dân tự dùng thuốc xảy ra rất nhiều điều phiền toái cho chính họ. Nhiều bệnh nhân đến đây chữa trị khi da đã đỏ lên, bong vảy toàn thân, men gan cao, chức năng thận giảm, hỏi ra mới biết do tự dùng cây thuốc không rõ nguồn gốc, hoặc cây thuốc, nấm, lá đã không được bảo quản đúng cách.
“Người dân dùng thuốc kiểu mách đâu chạy đó, hoặc cứ uống cây lá vào “không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc” sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường” – bác sĩ Phương cho hay.
Cần phải sử dụng Đông dược đúng cách
Lưu ý khi sử dụng Đông dược.
Đối với Đông dược thì việc hái, dùng cây thuốc phải đúng mùa, được chế biến đúng cách và sử dụng đúng liều lượng. Những người bị bệnh huyết áp và người không bị bệnh không thể dùng chung một loại thuốc.
Việc sử dụng cây thuốc làm bài thuốc Y học cổ truyền không đúng cách sẽ dẫn đến những hậu quả như:
- Ngộ độc cấp tính: biểu hiện như nôn, ói, choáng váng.
- Ngộ độc mạn tính: không có biểu hiện rõ ràng ra bên ngoài nhưng nội tạng, đặc biệt là gan và thận sẽ bị phá huỷ.
Nếu yêu thích Y học cổ truyền, có mơ ước trở thành một vị Lương Y hãy liên hệ Khoa YHCT Trường Trung cấp Y khoa Pasteur để đăng ký học Trung cấp Y sĩ Y học cổ truyền.
Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – TP.Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259
Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Thái Nguyên: Ngõ 233 Đường Quang Trung – Tổ 8 Phường Tân Thịnh – TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại tư vấn: 0280.6556.333.