Danh mục
Đông dược và những điều thú vị? Đông dược có nguồn gốc từ đâu, cách bào chế thuốc Y học cổ truyền thế nào, bảo quản Đông dược ra sao.. là điều mà không phải ai cũng biết. Bài viết đưới dây sẽ cho giải đáp những câu hỏi trên và cho chúng ta thấy sự thú vị của Y học cổ ...
Trang chủ > Y Sĩ Y Học Cổ Truyền > Đông dược và những điều thú vị?

Đông dược và những điều thú vị?

Đông dược có nguồn gốc từ đâu, cách bào chế thuốc Y học cổ truyền thế nào, bảo quản Đông dược ra sao.. là điều mà không phải ai cũng biết. Bài viết đưới dây sẽ cho giải đáp những câu hỏi trên và cho chúng ta thấy sự thú vị của Y học cổ truyền.

nguon-goc-dong-duoc

Nguồn gốc thuốc Đông y

1. Đông dược có nguồn gốc từ đâu?

Đông dược hay thuốc Đông y đều có nguồn gốc chủ yếu là những thực vật hay còn gọi là thảo mộc. Và bất kỳ 1 loại nguyên liệu nào cũng có thể trở thành 1 vị thuốc Đông y nếu được sử dụng đúng cách. Ngoài ra, một số loại khoáng vật và động vật cũng có thể được sử dụng làm thuốc.

Trong Đông y, toàn bộ các bộ phận của thực vật đều được sử dụng để làm thuốc, bao gồm: các loại thân thảo, rễ, lá, hoa, vỏ cây, trái và hạt.

Động vật có thể bao gồm: các loại côn trùng, cá, vảy, sâu hoặc các loại thú.

Khoảng vật có thể gồm: thạch cao, hùng hoàng, lưu huỳnh.

2. Đông dược bào chế ra sao?

Theo truyền thống thì các loại thuốc Đông y đều được bào chế theo dạng sắc. Có nghĩa là đun sôi thuốc Đông y trong nước, loại bỏ phần bã, lấy phần chất lỏng để sử dụng.

Tuy nhiên ngày nay cùng với sự phát triển của công nghệ thì thuốc Đông y đã được bào chế thành rất nhiều dạng khác nhau như:

  • Dạng hoàn ( viên thuốc to ).
  • Dạng thuốc bột.
  • Dạng cao.
  • Dạng viên nang.
  • Dạng viên nén.
  • Dạng siro.
  • Dạng dịch để tiêm.

bao-che-dong-duoc

Các dạng bào chế Đông dược

3. Thuốc Đông y và sự quy kinh.

Quy kinh là vị trí mà thuốc đi vào và có tác động đến nhiều nhất.  Có một số vị thuốc đi vào chỉ 1 kinh, nhưng cũng có nhiều vị thuốc đi vào nhiều kinh. Kinh ở đây chính là kinh lạc phủ tạng của cơ thể.

Như chúng ta đều biết thì tạng phủ, kinh lạc thường có mối liên kết và ảnh hưởng tới nhau, nên trong việc sử dụng thuốc những Lương y thường sử dụng các vị thuốc có khả năng đi vào nhiều kinh hơn.

4. Những nguyên tắc, cấm kỵ trong việc sử dụng và phối hợp thuốc Đông y.

Tất cả những loại thuốc Đông y khi dùng phối hợp với nhau luôn tạo ra những sự tương tác với nhau, cụ thể như sau:

  • Tương cường lẫn nhau ( tương tu ): đối với tương tác này sẽ làm tăng tác dụng của 2 vị thuốc có tính năng giống nhau khi được phối hợp với nhau. Ví dụ: Tri mẫu phối hợp với Thạch cao làm tăng tác dụng thanh nhiệt.
  • Hỗ trợ lẫn nhau ( tương sử ): đối với tương tác này sẽ làm tăng cường tác dụng của thành phần chính trong bài thuốc nhờ vào các vị thuốc phụ trợ khác.
  • Ức chế lẫn nhau ( tương sát ): đối với tương tác này sẽ làm giảm độc tính của thuốc. Ví dụ: đậu xanh khi kết hợp với Ba đậu có thể làm giảm độc tính.
  • Kiềm chế lẫn nhau ( tương uý ): đối với tương tác này sẽ giúp loại bỏ độc tính của 2 vị thuốc khi kết hợp với nhau.
  • Ấc chế lẫn nhau ( tương ố ): 2 loại thuốc khi phối hợp với nhau sẽ làm giảm hoặc mất đi tác dụng của vị thuốc này bởi vị thuốc còn lại. Ví dụ: Lai Phục Tử có thể làm mất đi tác dụng bổ khí của Nhân sâm.
  • Không tương thích lẫn nhau ( tương phản ): khi hết hợp 2 vị thuốc với nhau sẽ tạo ra tác dụng phụ. Ví dụ: Cam thảo có thể làm tăng độc tính của Nguyên hoa.
  • Tác dụng đơn lẻ ( đơn hành ): chỉ sử dụng duy nhất 1 vị thuốc để phát huy tác dụng riêng của vị thuốc đó.

Lưu ý: Tương phản, tương ố và tương uý là cấm kị trong việc phối hợp các vị thuốc với nhau. Bởi vì nếu sử dụng với nhau có thể sản sinh ra các tác dụng phụ, gây độc hoặc làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc.

quy-tac-phoi-ngu-dong-duoc

Phối ngũ các vị thuốc Đông Y như thế nào

5. Bảo quản thuốc Đông y thế nào?

Để bảo quản tốt nhất thuốc Đông y, cần phải đặt thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp. Ngoài ra còn có thể bảo quản bằng ướp lạnh để giảm sâu mọt và nấm mốc phát triển, trong quá trình bào quản cần phải kiểm tra định kỳ thường xuyên.

Nếu yêu thích Y học cổ truyền, có mơ ước trở thành một vị Lương Y hãy liên hệ Khoa YHCT Trường Trung cấp Y khoa Pasteur để đăng ký học Trung cấp Y sĩ Y học cổ truyền.

Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – TP.Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.629609.8259.8259

dang-ky-tuyen-sinh-y-duoc-truc-tuyen

Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Thái Nguyên: Ngõ 233 Đường Quang Trung – Tổ 8 Phường Tân Thịnh – TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại tư vấn: 0280.6556.333.

Có thể bạn quan tâm

Skype_Picture_2021_10_11T02_01_01_799Z

Học Đông Y ở đâu tốt và những điều cần biết về Y học cổ truyền?

Học Đông Y hay còn gọi là y học cổ truyền đang là một xu hướng được nhiều người lựa chọn để trở thành thầy thuốc. Tuy nhiên học ở đâu để có thể trở danh y thì cần tìm một ngôi Trường đào tạo uy tín để học tập và trau dồi nghề y nhé.