Dưới đây là một số phương pháp phổ biến giúp trị viêm xoang mũi dân gian đơn giản và hiệu quả mà bạn có thể tham khảo theo chia sẻ từ bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn!
Hiểu về viêm xoang mũi
Viêm xoang mũi là một bệnh lý phổ biến trong lĩnh vực tai mũi họng, với tỷ lệ mắc gần 20% tại Việt Nam, không phân biệt độ tuổi hay giới tính. Bệnh xảy ra khi niêm mạc ở các hốc xoang quanh mũi bị tổn thương do vi khuẩn, virus, hoặc các tác nhân khác. Ngoài ra, ô nhiễm môi trường và các vấn đề cấu trúc mũi như lệch vách ngăn cũng có thể dẫn đến viêm xoang. Những người mắc bệnh tiểu đường, trào ngược dạ dày hoặc các bệnh tự miễn có nguy cơ cao hơn.
Viêm xoang được chia thành hai loại:
- Viêm xoang cấp tính: Xuất hiện đột ngột, kéo dài từ 2-4 tuần và có thể chữa khỏi.
- Viêm xoang mạn tính: Triệu chứng kéo dài trên 3 tháng, dễ tái phát và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống.
Dấu hiệu nhận biết viêm xoang mũi
Theo chia sẻ từ bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y Sài Gòn các triệu chứng điển hình của viêm xoang mũi bao gồm:
- Chảy nhiều nước mũi, có thể kèm theo màu trắng đục, vàng hoặc xanh.
- Nghẹt mũi, đau đầu, đau quanh mặt, đặc biệt là vùng hốc mắt.
- Khó nhận biết mùi hoặc mất khả năng ngửi.
Viêm xoang có thể dễ nhầm lẫn với cảm cúm thông thường, khiến người bệnh chủ quan không đi khám. Nếu để lâu, bệnh có thể chuyển sang mạn tính, gây khó khăn trong việc điều trị.
Các phương pháp trị viêm xoang mũi dân gian
Nhiều người tìm kiếm các biện pháp dân gian để cải thiện triệu chứng viêm xoang một cách an toàn và hiệu quả. Dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng:
- Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý: Rửa mũi với nước muối sinh lý 0,9% từ 2-3 lần/ngày giúp thông thoáng đường thở và đẩy bụi bẩn ra ngoài.
- Xông mũi với gừng tươi: Gừng được biết đến là vị thuốc đông y có tính kháng viêm mạnh, rất hữu ích trong việc trị viêm xoang. Bạn có thể thái lát gừng tươi, đun trong nước khoảng 5-10 phút, sau đó xông mũi trong 15 phút. Thực hiện 2-3 lần/ngày cho đến khi triệu chứng cải thiện.
- Nhỏ mũi bằng nghệ tươi: Nghệ tươi chứa Curcumin, có tác dụng kháng viêm. Cách thực hiện giã nát nghệ tươi, lấy nước cốt. Dùng tăm bông thấm nước nghệ nhỏ vào mũi mỗi ngày một lần.
- Uống nước rau diếp cá: Nước rau diếp cá có tác dụng kháng viêm và diệt khuẩn. Bạn có thể kết hợp 20g diếp cá, 40g thạch cao, và các loại thảo dược khác, đun sôi trong 15 phút, chia thành nhiều lần uống trong ngày.
Các phương pháp trên chỉ mang tính chất tham khảo. Trước khi thực hiện, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để tránh những hậu quả không mong muốn và đảm bảo an toàn cho sức khỏe.