Bệnh nổi mề đay cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân và điều trị thời gian dài. Chính vì vậy việc dùng thuốc Tây y để điều trị sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ. Áp dụng những bài thuốc Y học cổ truyền điều trị bệnh nổi mề đay mang lại hiệu quả và an toàn.
- Y học cổ truyền trị dứt điểm bệnh Gút
- Bật mí 7 bài thuốc Đông y chữa bệnh nứt gót chân siêu hiệu quả
- Những bài thuốc Y học cổ truyền chữa dứt điểm bệnh cảm lạnh bằng củ tỏ
Những bài thuốc Y học cổ truyền điều trị bệnh nổi mề đay
Bệnh nổi mề đay trong Y học cổ truyền
Trong Y học cổ truyền, bệnh nổi mề đay được gọi là bệnh “Phong”, vì vậy việc điều trị sẽ theo những cơ chế riêng, điều trị theo cơ chế trị phong tiên trị huyết tức là tập trung vào huyết, là đối tượng chính trong việc điều trị bệnh. Khi huyết được lưu thông thì bệnh sẽ khỏi. Áp dụng những bài thuốc Y học cổ truyền điều trị bệnh nổi mề đay giúp người bệnh an tâm hơn trong quá trình điều trị cho thuốc không gây ra tác dụng phụ và vô cùng an toàn.
Bên cạnh đó Y học cổ truyền còn vận dụng những vị thuốc Đông y có tác dụng giải độc, thanh nhiệt như kim ngân hoa, bồ công anh, liên kiều, sài đất…hoặc khi trường hợp huyết nhiệt thì sử dụng các vị thuốc như sinh địa, huyền sâm, mẫu đơn bì…Hoặc phương pháp thanh giải nhiệt và các chất độc theo đường nước tiểu thì dùng các vị thuốc trạch tả, xa tiền, thổ phục linh, tỳ giải. Tuy nhiên việc điều trị bệnh phải tùy theo mức độ và giai đoạn của bệnh để phối hợp các vị thuốc với nhau theo những nguyên tắc riêng.
Những bài thuốc Y học cổ truyền điều trị bệnh nổi mề đay
Bệnh nổi mề đay sử dụng thuốc Y học cổ truyền an toàn và hiệu quả
Những bài thuốc Y học cổ truyền điều trị bệnh nổi mề đay:
Bài thuốc 1: Điều trị bằng phương pháp chườm
Phương pháp này áp dụng khi xuất hiện những triệu chứng ngứa, điều trị đối với bệnh nổi mề đay cấp tính khi người bệnh tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng như thực phẩm chứa nhiều đạm, môi trường ô nhiễm, chất hóa học…Bài thuốc Y học cổ truyền điều trị bệnh nổi mề đay bằng phương pháp chườm thường sử dụng những dược liệu có sẵn trong tự nhiên như cây kinh giới đem sao lên cho nóng già, sau đó gói vào mảnh vài mỏng mát xa đối với những chỗ ngứa. Thực hiện nhiều lần tình trạng ngứa sẽ giảm nhanh chóng.
Bài thuốc 2: Thực hiện phương pháp xông hơi
Lá bèo cái có tác dụng chữa bệnh nổi mề đay vô cùng hiệu quả
Phương pháp xông hơi áp dụng điều trị trong những trường hợp người bệnh bị dị ứng ngứa thường xuyên, thậm chí biểu hiện sưng phù và tím tái ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe khiến người bệnh kém ăn kém ngủ. Dược liệu mà những Y sĩ Y học cổ truyền thường xuyên áp dụng đối với phương pháp xông hơi này thường được dùng là bèo cái hoặc có thể thay thế bằng củ ráy dại gọt bỏ vỏ ngoài và thái mỏng kết hợp với thổ phục linh, lá ba chạc. Tất cả đều phải dùng dưới dạng tươi, đun lên và sau đó xông hơi, nên tập trung hơi vào những bộ phận bị bệnh. Thực hiện phương pháp này khoảng từ 2 đến 3 lần trong một tuần sẽ thấy hiệu quả.
Bài thuốc 3: Dùng phương pháp uống
Sử dụng bài thuốc Y học cổ truyền điều trị bệnh nổi mề đay dưới đây vô cùng hiệu quả. Các vị thuốc sử dụng gồm 8g trúc điệp, 8g kinh giới, 10g cam thảo, liên kiều, đậu xị, kim ngân hoa mỗi vị đều 10g, cát cánh, bạc hà, ngưu bàng tử mỗi vị 12g. Đem tất cả các vị thuốc trên sắc thuốc uống ngày 3 lần/ngày. Người bệnh áp dụng phương pháp này liên tục từ 2 đến 4 tuần lễ sẽ thấy hiệu quả, giảm những triệu chứng mà bệnh nổi mề đay gây nên. Trong quá trình điều trị, người bệnh nên kiêng những thức ăn cay và nóng.
Trên đây là những bài thuốc Y học cổ truyền điều trị bệnh nổi mề đay giúp người bệnh điều trị một cách hiệu quả và an toàn đối với sức khỏe. Tuy nhiên việc áp dụng thuốc điều trị cần phải căn cứ vào tình trạng bệnh để có phương pháp thích hợp.
Nguồn: Ysiyhoccotruyen.com