Gạo nếp cẩm là loại thực phẩm nổi tiếng của vùng núi Tây Bắc có giá trị dinh dưỡng cao ngoài ra đây cũng là vị thuốc y học cổ truyền.
- Mách bạn 5 bài thuốc Đông y giúp chữa bệnh hôi miệng hiệu quả nhất
- Điều trị cảm lạnh bằng gừng tươi: Cực đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả
- Bài thuốc Đông y nào tốt cho phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh?
Gạo nếp cẩm có giá trị dinh dưỡng cao
Không chỉ là món ăn vặt lý tưởng khi kết hợp với sữa chua, nếp cẩm còn là loại gạo có hàm lượng dinh dưỡng cao. So với các loại gạo khác thì hàm lượng protein trong gạo nếp cẩm cao hơn 6,8%, chất béo cao 20%, ngoài ra còn có carotene, 8 loại axit amin và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể.
Nếp cẩm có thể dùng làm bánh trưng, làm rượu hoặc ủ men để ăn với sữa chua như món sữa chua nếp cẩm nổi tiếng.
Gạo nếp cẩm là một vị thuốc Đông y
Gạo nếp cẩm hay còn gọi là nếp than, bổ huyết mễ thường được trồng ở ruộng nương của người dân tộc vùng núi phía Bắc. Nếp cẩm theo Đông y là loại gạo có tính ấm, vị ngọt, dễ tiêu hoá, giúp làm ấm bụng. Gạo nếp cẩm nấu xôi là liều thuốc hữu hiệu dành cho người yếu bao tử, nhất là những người bị viêm loét bao tử không thể tiêu thụ cơm tẻ.
Do hạt nếp chứa nhiều chất xơ không hòa tan, trong Đông y nó có tác dụng đề phòng một số bệnh như ung thư tuyến tính, trực tràng… Người thường xuyên bị ói mửa, có thể lấy một nắm nếp cẩm rang vàng cháy, một trái cau khô, hạt tiêu cho vào giã nhuyễn, tán thành bột để uống với nước ấm. Khi bị chảy máu cam, rang vàng hạt nếp, tán nhuyễn, một lần uống từ 6-7gr với nước nguội.
Công dụng của gạo nếp cẩm đối với sức khỏe theo y học cổ truyền
Phòng bệnh thiếu máu do thiếu sắt
Lượng chất sắt trong gạo nếp cẩm rất cao. Do vậy, theo y học cổ truyền ăn gạo nếp cẩm thường xuyên có thể phòng trị bệnh thiếu máu do thiếu chất sắt. Bạn có thể ăn kết hợp với một số loại thực phẩm: rau xanh, trái cây, thịt nạc.
Xôi hoặc cơm rượu nếp cẩm cũng cho công dụng bổ huyết, trừ giun sán, kích thích tiêu hóa… Đặc biệt, ăn nhiều nếp cẩm cũng có thể giúp phụ nữ phòng ngừa chứng thiếu sữa hoặc thiếu sắt sau sinh.
Hiện nay, thuốc hạ huyết áp được dùng nhiều (stalin) thường gây tác dụng phụ làm bệnh nhân bị dị ứng hoặc khó chịu. Nhưng với rượu nếp cẩm thì điều đó không còn là nỗi lo.
Nghiên cứu khoa học y học cổ truyền đã chứng minh nếp cẩm giúp giảm lượng cholesterol có trong máu mà không có bất kỳ phản ứng phụ nào. Bạn cũng có thể ăn nếp cẩm thường xuyên để giúp ổn định huyết áp.
Tốt cho bệnh nhân tim mạch
Nghiên cứu của nhà khoa học Mỹ đã chỉ rõ men của gạo nếp cẩm có chứa hai hoạt chất lovastatine và ergostérol giúp hạn chế tình trạng tái tai biến tim mạch và gia tăng tỷ lệ tái tạo mạch máu sau phẫu thuật cho những bệnh nhân bị tai biến mạch máu não. Điều đáng ghi nhận là thuốc được điều chế từ men nếp cẩm không gây phản ứng phụ và không làm thay đổi huyết áp như các loại thuốc tim mạch khác.