Danh mục
Bài thuốc dân gian hay từ mai mực Mai mực là “xương” của cá mực một vị thuốc đông y với tên gọi ô ô tặc cốt có vị mặn chát, không độc, mùi hơi tanh, tính ấm có tác dụng cầm máu, giảm đau...
Trang chủ > Vị thuốc Đông y > Bài thuốc dân gian hay từ mai mực

Bài thuốc dân gian hay từ mai mực

Mai mực là “xương” của cá mực một vị thuốc đông y với tên gọi ô tặc cốt có vị mặn chát, không độc, mùi hơi tanh, tính ấm có tác dụng cầm máu, giảm đau, làm se chống loét…

Bài thuốc hay từ mai mực
Bài thuốc hay từ mai mực

Công dụng của Ô tặc cốt

Theo y học cổ truyền, mai mực có tác dụng thông huyết mạch, trừ hàn thấp, cầm máu, bổ phế, hút nước chua dạ dày, chữa con trai thận hư tinh kiệt, phụ nữ huyết khô không thai nghén (tán bột uống), chữa đại tiện ra máu, trĩ nội ra máu, thổ huyết, tai chảy mủ và cầm máu vết thương.

Mai mực thường được nhân dân ta sử dụng chủ yếu làm thuốc chữa một số bệnh như đau dạ dày, các chứng loét dạ dày, ho ra máu, đại tiện ra máu. Liều dùng để trị bệnh thường là từ 4 đến 8g, sử dụng ở dạng thuốc bột hoặc thuốc viên.

Sau khi bắt mực về, mổ lấy thịt, thường người ta vứt bỏ mai đi, ta chỉ việc nhặt lấy, rửa sạch chất muối, phơi khô dùng. Khi dùng, cạo sạch vỏ cứng, tán nhỏ, hoặc vớt thành từng thỏi nhỏ.

Theo các nghiên cứu y học trong mai mực có các muối canxi cacbonat, canxi photphat, muối natri clorua, các chất hữu cơ và chất keo.

Theo tài liệu cổ ô tặc cốt có vị mặn, tính ôn, vào 2 kinh can và thận. Có tác dụng thông huyết mạch, khứ hàn thấp, cầm máu. Dùng chữa thổ huyết, máu cam, đại trường hạ huyết phụ nữ băng huyết, xích bạch đới, kinh bế, mắt mờ. Những người âm hư đa nhiệt không dùng được.

Bài thuốc y học cổ truyền dân gian hay chữa bệnh từ mai mực

Chữa viêm loét dạ dày, tá tràng: Mai mực 40g, cam thảo 24g, thổ bối mẫu 12g. Đem các vị tán nhỏ thành bột. Người lớn mỗi lần uống 10g, ngày uống hai lần vào lúc đói.

Mai mực trị loét dạ dày
Mai mực trị loét dạ dày

Hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, đại tiện ra máu: Mai mực nướng vàng, tán bột, mỗi lần uống 4 – 8g với nước sắc cây mộc tặc.

Chữa bỏng: Mai mực đốt thành than, rây bột mịn, trộn với dầu vừng hoặc dầu dừa, bôi ngày 2 lần. 1 tuần sau vết loét sẽ se lại.

Đau mắt hột: Mai mực vót nhọn ngâm vào dung dịch rễ hoàng liên với tỷ lệ 1 – 5%, rồi đánh mắt.

Chữa thổ huyết: Lấy mai mực tán thật nhỏ. Ngày uống 4 đến 5 lần, mỗi lần 1 đến 2g, uống với nước cơm hay nước sắc bạch cập (10 hay 20g bạch cập sắc với 300ml nước) để chiêu thuốc.

Chữa tai có mủ:Ô tặc cốt 2g, sạ hương 0,4g. Tán thật nhỏ, lấy bông bọc vào đầu tăm chấm thuốc ngoáy vào tai.

Phụ nữ bị loét âm hộ: Ô tặc cốt thiêu tồn tính, trộn với lòng đỏ trứng gà bôi vào vết lở loét đã rửa sạch.

Nguồn :Cao Đẳng Y Dược Pasteur

Có thể bạn quan tâm

cao-khi-3 (1)

Một số bài thuốc đông y hiệu quả từ cao khỉ

Cao khỉ là dược liệu được bào chế từ xương khỉ đột hoặc khỉ đít đỏ. được sử dụng để để cường dương, bổ thận, làm mạnh gân cốt và điều trị bệnh sốt rét lâu ngày không khỏi.