Trong Y học Cổ truyền, phương pháp xông vừa có rất nhiều lợi ích như trị đau khớp, đau đầu, lại vừa có thể thực hiện dễ dàng với các dược liệu tự nhiên sẵn có.
- Tác dụng trị bệnh và bài thuốc từ bọ cạp trong YHCT
- Tác dụng và bài thuốc trị bệnh từ rau khúc trong YHCT
- Vị thuốc huyết rồng: Giải pháp hay điều trị đau khớp trong YHCT
Sử dụng dược liệu dân gian trong phương pháp xông
Sử dụng dược liệu dân gian trong phương pháp xông
Các bác sĩ Y học Cổ truyền Hà Nội cho biết, phương pháp xông là phương pháp rất độc đáo trong Y học Cổ truyền. Phương pháp này dễ dàng thực hiện, nhưng lại cho kết quả rất tốt đối với một số bệnh ngoại cảm như phong nhiệt, phong hàn, phong thấp…
Trong kho tàng dược liệu dân gian, có một số loại cây rất hay được sử dụng trong phương pháp xông, những lá có mùi thơm của tinh dầu như lá sả, hương nhu, cam, bạc hà, cúc tần hoặc loại lá mang tính chất giải nhiệt như lá tre, khoai lang, ruối,.. Các loại lá này thường được đun sôi từ 5 đến 10 phút là có thể xông được và thường được dùng khi tiến hành xông toàn bộ cơ thể.
Theo nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Phần Lan, liệu pháp xông hơi sẽ làm giảm nguy cơ mất trí và các bệnh Alzeimer cũng như nguy cơ tử vong vì bệnh tim.
Vậy phương pháp xông được tiến hành như thế nào?
Bệnh nhân trùm chăn kín rồi đặt nồi lá xông phía trước, mở nắp nồi xông. Thời gian thực hiện từ 10 – 20 phút, thỉnh thoảng đảo lại lá xông trong nồi. Hơi nước cùng hơi tinh dầu bão hòa kích thích khai mở lỗ chân lông, làm ra mồ hôi, đưa chất độc trong cơ thể ra ngoài bằng đường mồ hôi.
Sau khi xông xong bệnh nhân cần lau hết mồ hôi, sau đó uống độ 50 – 100ml nước lá xông để tăng giải biểu, tăng áp lực thẩm thấu, phát hãn và lợi tiểu, giải nhiệt và bài xuất độc tố ra khỏi cơ thể. Các thành phần nhựa trong lá ruối, khoai lang,… tăng nhu nhuận của đại tràng, góp phần thải nhiệt qua đường tiêu hóa. Như vậy rõ ràng phương pháp xông sẽ giải nhiệt cơ thể theo ba đường: tiểu, đại tiện, da.
Phương pháp xông áp dụng đối với loại bệnh nào?
Tùy theo từng bệnh và vị trí bệnh mà chúng ta cũng có thể tiến hành phương pháp xông cục bộ với các dược liệu dân gian khác nhau, cụ thể như sau:
Xông do đau đầu, đau gáy, đau trán hai bên:
Sử dụng lá ngải cứu tươi để xông
Sử dụng lá cúc tần, hương nhu hoặc lá ngải cứu tươi. Nung nóng một viên gạch, sau đó đặt lên trên mặt viên gạch một lớp lá, tưới lên một cốc rượu khoảng 50ml. Sau đó đặt phía bị đau của đầu lên trên, cẩn thận tránh bị bỏng, trùm một khăn vuông kín viên gạch và đầu. Với phương pháp này sẽ kích thích lên da đầu làm phát hãn và giảm đau đầu. Phương pháp này rất hiệu quả ngay cả với đau đầu do viêm xoang.
Xông do đau khớp từ gối trở xuống hoặc tê buồn chân
Theo Y sĩ Y học cổ truyền Hà Nội sử dụng lá ngải cứu, lá xoan chồi, lá và dây chìa vôi và cành xương rồng non đã bỏ gai. Đào một hố sâu, có kích thước hố bằng chiểu dài của đoạn từ gối đến bàn chân. Cùng đặt một viên gạch nung nóng già như trên xuống đáy hố, đáy thùng. Chuẩn bị các loại dược liệu đã kể phía trên. Tất cả các thứ dược liệu giã dập rồi trộn đều, sau giải đều lên mặt viên gạch đã nung. Sau đó rưới lên trên lớp lá đó khoảng 100ml rượu hoặc nước tiểu trẻ em. Sau đó, đặt nhẹ nhàng hai bàn chân lên, xông hơi nóng trong thời gian 30 phút. Lưu ý, bệnh nhân cần che kín từ gối.
Xông do trĩ trị
Sử dụng với lá nhân trần hoặc lá diếp cá, lá hẹ, lá mùi: Cho một trong những thuốc xông trên vào nồi đun, lưu ý bịt miệng nồi lá bằng lá chuối, chọc một lỗ nhỏ để xông vào chỗ trĩ. Cần điều chỉnh để tránh bị nóng quá mà dẫn đến bị bỏng.
Bên cạnh đó, còn có nhiều cách xông khác với dược liệu dân gian như xông với sáp ong khi đau tai, tai có mụn bên trong, xông với bột hạt cà độc dược – xông khói khi đau răng, sâu răng. Lưu ý, hạt cà độc dược có độc nên người bệnh lưu ý lượng bột cũng chỉ nên lấy vừa đủ.