Danh mục
Nấm linh chi – “thượng dược” với những công dụng tuyệt vời Nấm linh chi được xếp ở vị trí số 1 trong các loại dược liệu, bởi những công dụng tuyệt vời của nó trong điều trị và phòng ngừa các loại bệnh. Sử dụng dược liệu dân gian trong phương pháp xông Tác dụng trị bệnh và bài thuốc từ bọ cạp trong YHCT Tác ...
Trang chủ > Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền > Nấm linh chi – “thượng dược” với những công dụng tuyệt vời

Nấm linh chi – “thượng dược” với những công dụng tuyệt vời

Nấm linh chi được xếp ở vị trí số 1 trong các loại dược liệu, bởi những công dụng tuyệt vời của nó trong điều trị và phòng ngừa các loại bệnh.

Nấm linh chi – “thượng dược” với những công dụng tuyệt vời

Nấm linh chi – “thượng dược” với những công dụng tuyệt vời

Theo một số tài liệu Trung cấp Y học Cổ truyền Hà Nội cho biết, nấm linh chi có nhiều tên gọi khác nhau như nấm thần tiên, nấm vạn năm. Nấm linh chi được dùng để chủa bệnh từ hàng nghìn năm và được xếp hạng “thượng dược” trên cả nhân sâm.

Nấm linh chi có giá trị dinh dưỡng cao với nước, chất béo, protein, carbohydrate, chất tro, chất xơ, vitamin và chất khoáng.

Về công dụng chữa bệnh, thì nấm linh chi được đánh giá là có công dụng tốt trên các bộ phận của cơ thể, đặc biệt là với hệ miễn dịch. Loại dược liệu quý này giúp điều biến hệ miễn dịch (giúp kích thích khi hệ miễn dịch hoạt động kém và điều chế khi hệ miễn dịch hoạt động quá mạnh), hỗ trợ điều trị chống dị ứng, chống gốc tự do, chống viêm, bệnh viêm gan siêu vi, …

Ngoài ra, nấm linh chi còn có thể giúp giảm cholesterol xấu, ổn định đường huyết, giảm triglyceride, tăng chất lượng giấc ngủ, chống stress tâm – thể và điều hòa huyết áp, cải thiện tiêu hóa.

Chất polysaccharide beta 1,3D glucan trong nấm linh chi còn được đánh giá là chất antioxidant có lợi trong điều trị bệnh ung thư. Trong một nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu linh chi và nấm dược liệu trên loại nấm linh chi nguồn gốc từ Nhật trồng tại Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng đã phát hiện trong linh chi có chứa acid ganoderic B, loại acid đã được nghiên cứu thực nghiệm cho kết quả kháng tế bào ung thư.

Trong nấm linh chi có chất polysaccharide beta 1,3D glucan, được đánh giá là chất giúp có lợi trong điều trị ung thư. Các bác sĩ Y học Cổ truyền Hà Nội cho biết, trong  một nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu linh chi và nấm dược liệu, trên loại nấm linh chi trồng tại Việt Nam có nguồn gốc từ Nhật, các nhà nghiên cứu đã phát hiện trong nấm linh chi có chứa acid ganoderic B, đây là loại acid đã được nghiên cứu thực nghiệm cho kết quả kháng tế bào ung thư.

Các bác sĩ cũng cho biết, sử dụng nấm linh chi, nhất là sau tuổi trưởng thành với lượng khoảng 5 – 10g/ ngày ở dạng trà giúp phòng ngừa bệnh rất tốt. Còn khi bị bệnh thì dù ở lứa tuổi nào cũng có thể sử dụng nấm linh chi, nhưng với liều lượng tùy thuộc vào loại bệnh, độ tuổi và cân nặng.

Một số cách thức sử dụng nấm linh chi đạt hiệu quả tốt nhất:

Lấy 15 – 30 g nấm linh chi cắt lát cho vào 2 lít nước, đun sôi, sau đó để nhỏ lửa trong 10 phút. Rồi vớt nấm ra cắt mỏng, cho vào phần nước cũ, tiếp tục đun trong 10 phút nữa. Có thể cho thêm một ít đường hoặc mật ong vào, uống lúc còn ấm hoặc nguội đều được. Chỗ bã nấm linh chi còn lại có thể sử dụng ấu lần 2 với lượng nước từ 1 – 1,5 lít để lấy hết hoạt chất.

Nấm linh chi hãm lấy nước sử dụng thay nước lọc 

Nấm linh chi cắt lát cho vào bình thủy tinh rồi cho vào nước sôi hãm trong 1 giờ, sử dụng uống trong ngày thay nước lọc.

Nấm linh chi xay thành bột, lấy từ 3 – 5g hãm với nước sôi trong khoảng 5 phút, sau đó uống hết cả bột lẫn nước. Theo các nhà khoa học, đây là cách tốt nhất bởi một số hoạt chất trong nấm linh chi có thể không ra hết khi hãm sôi hoặc khi nấu mà còn xót lại trong xác nấm. Những người bị viêm loét dạ dày cần lưu ý là uống bột nấm sau ăn khoảng 30 phút, bởi bột nấm là chất xơ, không tốt cho người bị viêm loét dạ dày uống khi đói.

Theo các bác sĩ Y học cổ truyền Hà Nội cho biết, nấm linh chi nên được sử dụng ở dạng sấy khô hay phơi là tốt nhất. Bởi, khi nấm linh chi sấy khô với nhiệt độ thích hợp thì các hoạt chất trong nấm sẽ tăng lên so với nấm linh chi ở dạng tươi, có thể kích hoạt được một số chất mà ở dạng nấm tươi không có được.

Bên cạnh đó, nấm linh chi khô bảo quản sẽ tốt hơn là nấm tươi, nó sẽ hạn chế tối đa sự phát triển của nấm mốc. Do đó, nấm linh chi tươi nếu giữ lạnh để sử dụng lâu dài là không phù hợp.

Lưu ý, chỉ có thể dùng linh chi tươi hoặc sấy khô ở dạng nấu canh hay soup như sau: nấu linh chi như dạng canh, hoặc dùng chưng hay hầm với thịt tạo thành món súp có vị đắng của linh chi kèm các vị khác của thịt, gia vị… đặc trưng. Món súp hay canh này rất tốt cho sức khỏe người vừa trải qua cơn bệnh nặng, người cao tuổi hay đang trong quá trình hóa – xạ trị để chữa bệnh ung thư.

Mọi người cũng nên lưu ý, chỉ có thể sử dụng nấm linh chi tươi hoặc nấm linh chi sấy khô ở dạng soup hay nấu canh như sau: dùng hầm hay chưng với thịt tạo thành soup, nấu linh chi như dạng canh… Món súp hay canh nấm linh chi rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là người vừa trải qua cơn bệnh nặng, người cao tuổi hay người bệnh đang trong quá trình điều trị bệnh ung thư.

Có thể bạn quan tâm

chong-mat-hoa-mat

Điều trị chứng hoa mắt chóng mặt đột ngột bằng phương pháp đông y

Bài thuốc y học cổ truyền được nhiều người lựa chọn khi xuất hiện tình trạng hoa mắt chóng mặt đột ngột. Tùy từng thể bệnh mà áp dụng bài thuốc điều trị tương ứng.