Ngoài dịch bệnh Covid-19, người dân cùng cần đề cao cảnh giác khi bệnh quai bị đang có xu hướng phát triển với hơn 80% trường hợp xảy ra ở trẻ em dưới 15 tuổi.
- Một số bài thuốc dân gian có tác dụng chăm sóc da khô
- Những giá trị tuyệt vời của hải sâm đem lại cho sức khỏe
- Tác hại nguy hiểm từ việc lạm dụng chanh tới sức khỏe
Tìm hiểu về bệnh quai bị
Quai bị thường xảy ra với những đối tượng nào?
Quai bị là một bệnh thường mắc ở lứa tuổi học đường, do virus quai bị gây nên. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em dưới 15 tuổi, thường gặp nhất là trẻ từ 6-10 tuổi.
Bệnh lây trực tiếp bằng đường hô hấp, chủ yếu do tiếp xúc với các giọt nước bọt hoặc các giọt chất tiết mũi họng của người bệnh bị văng ra khi người bệnh ho hoặc chảy mũi. Người mắc quai bị có thể lây lan cho người khác 1 tuần trước khi sưng tuyến mang tai. Thời gian lây mạnh nhất vào khoảng 2 ngày trước khi viêm tuyến mang tai. Bệnh có nguy cơ cao mắc ở những nơi sinh hoạt tập thể như: trường học, ký túc xá, khu vui chơi giải trí, nơi tập trung đông người. Giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ thông tin về nguy cơ mắc bệnh quai bị trong thời điểm này.
Khi bị quai bị trẻ thường bị sưng bên mang tai
Những biểu hiện phổ biến của bệnh quai bị
Quai bị được phân chia làm nhiều dạng khác nhau, mỗi một giai đoạn bệnh, người bệnh sẽ có những biểu hiện khác mà chúng ta cần đặc biệt lưu ý:
- Viêm tuyến nước bọt mang tai: ban đầu bệnh sẽ có thời gian nung bệnh trung bình từ 18-21 ngày. Khởi phát bệnh, người bệnh sẽ bị sốt 38-390C, đau đầu, đau mỏi toàn thân, ăn ngủ kém. Lúc đầu người bệnh sẽ bị sưng một bên tai, sau 1-2 ngày sưng tiếp bên kia. Hai bên sưng thường không đối xứng (bên sưng to, bên sưng nhỏ). Lúc này da vùng má bị sưng căng, bóng, không đỏ, sờ nóng, đau, nước bọt ít, quánh. Ở giai đoạn này người bệnh sẽ hết sưng từ 8- 10 ngày và sau cùng là khỏi bệnh. Nhiều người khi ở giai đoạn này thường sử dụng các bài thuốc y học cổ truyền để chữa bệnh sau 3- 4 ngày.
- Viêm tinh hoàn:Trường hợp này có thể gây nên vô sinh ở nam giới về sau. Viêm tinh hoàn thường bị một bên, ít gặp cả hai bên. Bước vào ngày thứ 5-10 của bệnh thấy sốt, có thể kèm theo buồn nôn, nôn. Tinh hoàn đau, nhất là khi đi lại và to gấp 2-3 lần bình thường, sờ thấy chắc, da bìu có thể nề, căng đỏ. Trong những trường hợp nặng có thể kèm thêm viêm thừng tinh, viêm mào tinh hoàn và tràn dịch màng tinh hoàn. Trường hợp này bạn cần tới bệnh viện để điều trị và thực hiện theo tư vấn của bác sĩ.
Cũng theo thông tin được trang tin y tế sức khỏe chia sẻ thì bệnh quai bị là bệnh lành tính, đa số các trường hợp đều tự hồi phục không có biến chứng. Tuy nhiên, vẫn có một số ít trường hợp có những biến chứng như: phụ nữ có thai bị quai bị có thể bị sẩy thai, đẻ non, ở nam giới tuổi trưởng thành nếu viêm tinh hoàn nặng cả hai bên có thể dẫn đến vô sinh. Hiện nay, bệnh quai bị chưa có thuốc điều trị, phương pháp chủ yếu là điều trị triệu chứng, tăng cường dinh dưỡng, nâng đỡ cơ thể, phát hiện và xử trí sớm các biến chứng viêm tinh hoàn, viêm màng não… Vì thế biện pháp tốt nhất để phòng bệnh là tiêm vacxin với trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên. Thường xuyên rửa tay với xà phòng, bảo đảm vệ sinh, thường xuyên đeo khẩu trang để tránh những viêm nhiễm gây nên bệnh quai bị. Khi có người bị bệnh, phải cho nghỉ tại nhà để cách ly, tránh lây lan cho người khác. Khi có bất cứ triệu chứng gì cần tới những cơ sở y tế để thăm khám và có hướng xử lý kịp thời.
Nguồn: ysiyhoccotruyen.com
Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo Bác sĩ Phùng Mạnh Cường Bác sĩ Phùng Mạnh Cường