Thịt trâu là món ăn khá quen thuộc và phổ biến với mỗi gia đình, tuy nhiên ít ai biết cách sử dụng thịt trâu làm bài thuốc chữa bênh, giúp cải thiện sức khỏe.
- Y học cổ truyền bài thuốc chữa bệnh từ cây dành dành
- Bài thuốc chữa bệnh từ đậu tương được giới đông y đánh giá cao
- Đông y hướng dẫn cách dùng dược thiện bổ tâm an thần dưỡng huyết
Giá trị dinh dưỡng thị trâu và các bộ phận liên quan
Thành phần và giá trị dinh dưỡng của thịt trâu
Theo các y sĩ y học cổ tuyền, bộ phận dùng làm thuốc trong con trâu gồm có: trâu, da trâu, thịt trâu, sữa trâu, cặn sỏi mật trâu (ngưu hoàng), móng chân, đuôi, tinh hoàng, mũi trâu…
Nói về thành phần hóa học của những bộ phận này trên trâu, giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cho biết, da trâu có gelatin, keratin, protid và calci. Da trâu nấu cao và cô đặc gọi là minh giao hay hoàng minh giao. Sữa trâu có 82,7% nước, 4,05-7% protid, 7,9-10% lipid, 5% đường, 190mg% Ca, 135mg% P, 0,2mg% Fe, 0,04mg% vitamin B1, 0,16mg% vitamin B2, 0,01mg% vitamin B6, 0,1mg% vitamin PP, cung cấp 142 calo. Thịt trâu có 20,9-22,8% protid, 3,1-3,3% lipid, 20mg% Ca, 160mg% P, cung cấp 115-124 calo. Thịt trâu chứa ít cholesterol và chất béo hơn thịt bò.
Nhờ có hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao nên việc sử dụng nguyên liệu trên có tác dụng giúp giảm đau, cầm máu, nhuận táo. Bổ dưỡng nhuận tràng…
Thịt trâu có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe ở nhiều độ tuổi khác nhau
Một số bài thuốc và món ăn chữa bệnh từ trâu
- Chữa phong thấp, tay chân đau nhức (Nam dược thần hiệu): da trâu 40g, ngâm nước cho mềm, thái nhỏ, thêm nửa chén nước cốt gừng (15-20ml), đun nhỏ lửa cho đặc quánh. Để nguội, phết lên giấy, dán vào chỗ đau.
- Chữa tiểu són: cao da trâu, vỏ hàu nung, lộc nhung, tổ bọ ngựa (tẩm rượu sao), liều lượng bằng nhau. Sấy khô tán bột, trộn hồ nếp làm viên, viên bằng hạt ngô đồng. Ngày uống 50 viên, chia làm 2 lần, uống với nước muối loãng pha rượu, vào lúc đói.
- Chữa đau vú, nhũ ung: cao da trâu nấu với ít giấm cho tan, dán vào chỗ đau.
- Chữa động thai: cao da trâu 20g, tang ký sinh 50g, ngải diệp 12g. Sắc uống 2 lần trong ngày.
- Chữa rong kinh, chảy máu nhiều như băng huyết: cao da trâu 10g, bách thảo sương 8g, cao ích mẫu 3g. Trộn đều, uống với nước sạch.
- Chữa đau tai: sữa trâu trộn với nước ép lá màn màn hoa vàng. Nhỏ vào tai.
- Chữa sốt cao, phát cuồng, viêm họng, ho: sừng trâu mài với nước hay tán bột. Ngày dùng 4-8g.
- Chữa băng huyết (Nam dược thần hiệu): sừng trâu, than tóc rối 40g, bồ hóng bếp 40g. Tất cả nghiền mịn, trộn đều. Mỗi lần dùng 8g. Uống với nước sắc lá ngải. Hoặc sừng trâu, mai mực, liều lượng bằng nhau, trộn thêm ít xạ hương; mỗi lần uống 4g với ít rượu vào lúc đói.
- Chữa liệt dương, đau ngang thắt lưng, đi tiểu nhiều lần: lõi trong sừng trâu 50g, ba kích 250g, hà thủ ô chế 50g, kỷ tử 50g, rễ cỏ chỉ 25g. Tất cả sao khô, tán bột mịn, luyện với mật ong làm hoàn bằng hạt nhãn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 viên.
- Chữa kinh phong trẻ em: bột sừng trâu 5g, câu đằng 15g, bọ cạp 2,5g, nam tinh chế 5g, chu sa 1,5g. Sắc uống.
Tham khảo Hội Nhà Thuốc – Quầy Thuốc Chữa Bệnh Việt Nam để có thêm nhiều thông tin về dược phẩm và đông y.
Nguồn: ysiyhoccotruyen.com