Danh mục
Y học cổ truyền bài thuốc chữa bệnh từ cây dành dành Quả cây dành dành trong Y học cổ truyền gọi là sơn chi tử có vị đắng, tính hàn; vào các kinh tâm, phế, can và vị. Có tác dụng tả hỏa trừ phiền, thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết, giải độc. Chữa chứng nhiệt, tâm phiền, sốt cao bứt rứt, thấp nhiệt vàng da, ...
Trang chủ > Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền > Y học cổ truyền bài thuốc chữa bệnh từ cây dành dành

Y học cổ truyền bài thuốc chữa bệnh từ cây dành dành

Quả cây dành dành trong Y học cổ truyền gọi là sơn chi tử có vị đắng, tính hàn; vào các kinh tâm, phế, can và vị. Có tác dụng tả hỏa trừ phiền, thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết, giải độc.

Chữa chứng nhiệt, tâm phiền, sốt cao bứt rứt, thấp nhiệt vàng da, tiểu tiện ít đỏ, nhiệt lâm, huyết nhiệt, xuất huyết, ung thũng sang độc. 

Y học cổ truyền bài thuốc chữa bệnh từ cây dành dành

Tả hỏa, trừ phiền:

Bài 1 – Thang Chi tử thị: Chi tử 12g, đậu thị 8g. Sắc uống. Trị chứng nhiệt uất trong ngực, tim hồi hộp không yên.

Bài 2: Chi tử (sao vàng) 16g, thảo quyết minh (sao đen). Sắc uống. Chữa chứng hỏa bốc (nhức đầu, đau mắt, ù tai, chảy máu mũi).

Lương huyết, cầm máu:

Bài 1 – Thang lương huyết: Chi tử 16g, hoàng cầm 12g, bạch mao căn 20g, tri mẫu 12g, cát cánh 8g, cam thảo 4g, trắc bách diệp 12g, xích thược 12g. Sắc uống. Trị các chứng huyết nhiệt gây nôn ra máu, chảy máu cam, đi lỵ ra máu, tiểu rỉ ra máu, đau rát…

Bài 2 – Thang Chi tử nhân: Chi tử 16g, bạch mao căn 20g, đông quỳ tử 12g, cam thảo 8g. Sắc uống. Trị viêm bàng quang cấp tính, tiểu ra máu, nóng buốt.

Bài 3: Chi tử (sao vàng) 20g, hòe hoa 20g. Sắc uống, khi uống thêm ít muối. Chữa nôn ra máu, ho ra máu.

Lợi thấp, thoái hoàng: Trị chứng hoàng đản do thấp nhiệt, bụng trướng phát sốt, tiểu tiện vàng và ít.

Bài 1 – Thang Chi tử bá bì: Chi tử 16g, hoàng bá 12g, cam thảo 4g. Sắc uống. Trị viêm gan cấp tính, hoàng đản, tim nóng hồi hộp, tiểu tiện đỏ vàng, toàn thân phát vàng.

Bài 2: Chi tử 12g, nhân trần 30g, vỏ đại 10g, chút chít 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Chữa viêm gan, vàng da, vàng mắt.

Ngoài quả dành dành, các bộ phận khác của cây dành dành đều được dùng làm thuốc.

Lá dành dành có vị đắng chát, tính hàn; có tác dụng tiêu thũng, tán ác sang. Chữa nhọt độc, đầu đinh và vết thương.

Hoa dành dành vị đắng tính hàn; có tác dụng thanh phế lương huyết. Chữa phế nhiệt, ho có đờm đặc (mỗi lần dùng 3 hoa, thêm mật ong, hấp chín); chữa chảy máu cam (hoa khô tán bột, thổi vào mũi).

Rễ dành dành có vị đắng tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, giải độc. Chữa sốt cảm mạo, viêm gan vàng da, nôn ra máu, chảy máu cam, viêm thận phù thũng. Ngày dùng 15-30g, sắc uống.

Chú ý: Bác sĩ Y học cổ truyền Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn khuyến cáo người tỳ vị hư, tiêu chảy kiêng dùng.

Có thể bạn quan tâm

chong-mat-hoa-mat

Điều trị chứng hoa mắt chóng mặt đột ngột bằng phương pháp đông y

Bài thuốc y học cổ truyền được nhiều người lựa chọn khi xuất hiện tình trạng hoa mắt chóng mặt đột ngột. Tùy từng thể bệnh mà áp dụng bài thuốc điều trị tương ứng.