Danh mục
Tại sao Đông y lại coi Mã đề là vị thuốc quý? Cây Mã đề là loại cây cỏ thân ngắn sống lâu năm, thường được nhân dân ta sử dụng làm rau ăn. Đây là vị thuốc Đông Y quý chữa bệnh thận và đường tiết niệu.
Trang chủ > Vị thuốc Đông y > Tại sao Đông y lại coi Mã đề là vị thuốc quý?

Tại sao Đông y lại coi Mã đề là vị thuốc quý?

Cây Mã đề là loại cây cỏ thân ngắn sống lâu năm, thường được nhân dân ta sử dụng làm rau ăn. Đây là vị thuốc Đông Y quý chữa bệnh thận và đường tiết niệu.

Cây Mã đề là vị thuốc Đông y quý

Mã đề là loại cây mọc hoang ở những nơi ẩm mát ở vùng đồng bằng. Tên gọi khoa học là Plantago major L., Họ Mã đề – Plantaginaceae hay còn được gọi là Xa tiền. Ở một số nước Châu Á thường dùng lá non của cây Mã đề làm rau ăn, còn các vùng Nam Mỹ, Bắc Mỹ thường dùng làm món salad xanh hoặc hầm cùng với các loại thit; tại Nhật Bản cây Mã đề dùng để ăn sống hoặc nấu các món súp hải sản.

Dược tính của cây Mã đề

Theo Y học cổ truyền, cây Mã đề có tác dụng tuyệt vời như tiêu viêm, lợi tiểu, điều trị bệnh sỏi thận, viêm cầu thận, lợi phế, tiêu đờm, điều trị bệnh huyết áp cao. Trong y học cổ truyền Việt Nam, mã đề được dùng làm thuốc lợi tiểu, chữa một số bệnh về tiết niệu, cầm máu, phù thũng, ho lâu ngày, tiêu chảy, chảy máu cam..

Theo Y học hiện đại, Lá mã đề có flavonoid là baicalein, scutellarein, ancubosid, một lacton là liliolid, chất nhầy, carotenoid, các vitamin C, K, tanin, acid oleanolic. Cây Mã đề có chất nhầy, thành phần của chất nhầy có polysaccharid là plantasan; các acid hữu cơ, dầu béo. Cây Mã đề có glycosid tên là aucubin, men và emulsin.

Theo Y sĩ Y học cổ truyền, bộ phận thường được dùng làm thuốc là lá, rễ và hạt của cây Mã đề. Hạt Mã đề phơi hay sấy khô gọi là Xa tiền tử; toàn cây Mã đề bỏ rễ phơi hay sấy khô gọi là Xa tiền thảo; lá Mã đề để tươi hay phơi hoặc sấy khô.

Những bài thuốc Y học cổ truyền dân gian trị bệnh từ Mã đề

Giúp lợi tiểu: Sử dụng 10g hạt mã đề và 2g cam thảo. rửa sạch 2 nguyên liệu cho vào ấm cùng 600ml nước. Sắc lại khoảng chừng 200ml uống 3 lần trong ngày.

Thân, rễ, lá Mã đề đều có thể dùng làm thuốc

Trị viêm cầu thận cấp tính: Mã đề 16g, 20g thạch cao làm thuốc, 12g bạch truật, 12g đại táo, 12g ma hoàng, 6g cam thảo, 8g mộc thông, 6g quế chi, 6g gừng. Mỗi ngày uống 1 thang nước sắc

Trị đi tiểu ra máu:Lá mã đề, ích mẫu cung lượng 12g giã nát lấy nước cốt để uống.

Trị sỏi đường tiết niệu: 20g mã đề, 30g kim tiền thảo, 20g rễ có tranh. Sắc uống ngày 1 thang hoặc hãm uống như chè nhiều lần trong ngày.

Trị viêm bàng quang cấp tính: 16g mã đề, 12g hoàng bá, 12g hoàng liên, 12g phục linh, 12g rễ cỏ tranh, trư linh, mộc thông, hoạt thạch, bán hạ chế mỗi vị 08g. Mỗi ngày uống 1 thang nước sắc.

Trị ho, long đờm: Mã đề 10g, Cát cánh 12g, Cam thảo 5g, cho vào 500ml nước hãm còn một nữa uống đều 3 lần 1 ngày

Hỗ trợ cai thuốc lá: Lá mã đề khô 20g hãm nước sôi uống hàng ngày sau bửa ăn khoảng 20 phút. Uống liên tục 1 tuần sẽ giảm các triệu chứng thèm thuốc.

Xem thêm: Cây chùm ngây

Có thể bạn quan tâm

20220829_hoang-ky-1

Vị thuốc đông y hoàng kỳ giúp phục hồi sức khỏe sau tai biến

Trong Đông y, hoàng kỳ được xếp vào loại thuốc "Bổ khí", là một trong số những vị thuốc được sử dụng với tần suất rất cao trong các đơn thuốc bổ giúp phục hồi sức khỏe