Bài toán quản lý thị trường Dược liệu Y học cổ truyền đang là vấn đề được các cơ quan quản lý đặt lên làm mục tiêu cấp bách. Nhất là trong tình trạng ngành YHCT đang ngày càng chiếm ưu thế như hiện nay.
- Nhiều sai phạm trong việc nhập khẩu dược liệu thuốc Đông y?
- Chữa mụn nhọt, ghẻ ngứa hiệu quả bằng Y học cổ truyền
Bị kiểm tra phát hiện 65 tấn dược liệu, vị thuốc đông y không đầy đủ giấy tờ, nhãn mác không đúng quy định, lãnh đạo Công ty CP Dược Sơn Lâm (địa chỉ thị trấn Văn Điển – TP. Hà Nội) đã chủ động gửi đơn xin tái xuất lô hàng.
Lô hàng dược liệu Đông y không đủ điều kiện nhập khẩu
Giữa tháng 10/2015, Chi cục Hải quan cửa khẩu Chi Ma – Lạng Sơn nhận được đơn xin tái xuất lô hàng dược liệu, vị thuốc đông y chở trên 3 xe tải của công ty CP Dược Sơn Lâm.
Trước đó, vào ngày 23/9 lô hàng này đã bị Cục phòng chống buôn lậu – C74, Bộ Công an phối hợp với Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn kiểm tra bất ngờ khi đang làm thủ tục thông quan tại cửa khẩu Chi Ma.
Khi làm thủ tục thông quan, lô hàng được ghi lớn hơn nhưng số lượng thực thì chỉ có 65 tấn. Không những thế, gần một nửa mặt hàng không có giấy chứng nhận chất lượng do phía nước xuất khẩu cấp (giấy C/Q). Ngoài ra, nhãn mác trên toàn bộ 1.297 bao hàng không đủ tiêu chuẩn theo quy định.
Tuy nhiên, ông Phạm Văn Cách – Giám đốc Công ty CP Dược Sơn Lâm lại cho rằng đơn vị của mình không liên quan gì tới những sai phạm của lô hàng này. Ông Cách đã chủ động gửi đơn xin tái xuất lô hàng gửi đến Chi cục Hải quan cửa khẩu Chi Ma.
Được biết, đây là lần thứ 2 Công ty CP Dược Sơn Lâm tiến hành nhập khẩu dược liệu, vị thuốc đông y từ khi có công văn 189 của Cục Quản lý Y Dươc cổ truyền (Bộ Y tế) gửi đến hải quan các tỉnh yêu cầu lô hàng nhập về phải có giấy C/O (chứng minh nguồn gốc) và giấy C/Q do nước xuất khẩu cung cấp.
Lần nhập khẩu thứ nhất của Công ty CP Dược Sơn Lâm diễn ra vào tháng 7/2015 không gặp vấn đề gì nhưng đến lần này lại có nhiều diễn biến phức tạp.
Bản thân ông Cách cho biết người của Công ty CP Dược Sơn Lâm không làm thủ tục thông quan mà là nhờ một doanh nghiệp khác có tên Tuấn Minh. Trong khi, ông Cách không ủy quyền, không chứng nhận cho doanh nghiệp Tuấn Minh là thủ tục thông quan nhưng Chi cục Hải quan cửa khẩu Chi Ma vẫn tiến hành các thủ tục thông quan.
Trước những thông tin này, bà Hoàng Thị Thiều Hoa – Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Chi Ma phủ nhận liên quan. Theo bà Hoa, việc quản lý doanh nghiệp không thuộc đơn ngành hải quan. Chỉ biết, doanh nghiệp đến làm thủ tục có đầy đủ giấy tờ, hàng hóa đúng quy định thì sẽ cho thông quan.
Thị trường dược liệu Đông y cổ truyền chưa thể quản lý chất lượng
Liên quan đến công văn 189 của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền gửi đơn vị hải quan các tỉnh vào tháng 7/2015, bà Hoàng Thị Thiều Hoa cho rằng không thể kiểm soát được việc giấy C/O, C/Q có bị làm giả hay doanh nghiệp xuất khẩu “bắt tay” với chính quyền sở tại để đưa hàng giả, hàng kém chất lượng sang Việt Nam tiêu thụ hay không.
Chính bà Hoa cũng nói thêm, nghiệp vụ ngành hải quan kiểm tra theo rủi ro nên vẫn xuất hiện tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng được thông quan vào thị trường Việt Nam. Về đảm bảo chất lượng dược liệu, vị thuốc bà Hoa cho rằng đấy không phải làm nhiệm vụ của hải quan mà là bên cơ quan y tế.
Nhưng bà Trần Thị Hồng Phương – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền lại thừa nhận chất lượng dược liệu, vị thuốc đông y trên thị trường hiện nay là không thể quản lý. Có tới 60 – 70% số lượng bị làm giả, kém chất lượng. Chính vì thế Cục mới phải ra công văn 189, 192, 193 gửi hải quan, sở y tế, bệnh viện các tỉnh và doanh nghiệp yêu cầu hàng hóa phải có giấy C/O, C/Q.
Tuy nhiên, trong số 15 doanh nghiệp thường xuyên nhập khẩu dược liệu, vị thuốc thì cho tới nay Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền chỉ duy nhất xác nhận giấy C/O cho công ty CP Dược Sơn Lâm. Chính điều này khiến cho thị trường dược liệu, vị thuốc trở lên hỗi loạn, giá cả bị đội lên cao nhiều lần trong 2 tháng trở lại đây.
Bà Phương thừa nhận, việc ra công văn còn vội vàng, không kèm theo văn bản hướng dẫn xin giấy C/O, C/Q gửi tới các doanh nghiệp nên để xảy ra tình trạng không mong muốn.
Được biết, tình trạng này đã được báo cáo tới Bộ Y tế và chờ ý kiến chỉ đạo để xử lý.
Sáng 22/10, đoàn công tác đặc biệt của Sở Y tế Hà Nội đã kiểm tra Công ty CP Dược Sơn Lâm (địa chỉ thị trấn Văn Điển – TP. Hà Nội) để làm rõ các vấn đề như: giấy phép chứng minh đủ điều kiện nhập khẩu dược liệu, chuẩn kho bãi theo quy chuẩn GPS của Bộ Y tế quy định, lấy mẫu kiểm tra chất lượng dược liệu.
Qua kiểm tra, đoàn công tác đã phát hiện một số sai phạm của Công ty CP Dược Sơn Lâm và sẽ công bố công khai trong thời gian sớm nhất.
Nếu yêu thích Y học cổ truyền, có mơ ước trở thành một vị Lương Y hãy liên hệ Khoa YHCT Trường Trung cấp Y khoa Pasteur để đăng ký học Trung cấp Y sĩ Y học cổ truyền.
Trường Trung cấp Y khoa Pasteur Hà Nội: Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Quận Thanh Xuân – TP.Hà Nội. (Gần Cầu Vượt Ngã Tư Sở). Điện thoại tư vấn: 04.6296.6296 – 09.8259.8259.
Trường Trung Cấp Y Khoa Pasteur Thái Nguyên: Ngõ 233 Đường Quang Trung – Tổ 8 Phường Tân Thịnh – TP Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên. Điện thoại tư vấn: 0280.6556.333.
Ngoài lớp trong giờ hành chính, nhà trường còn đào tạo ngoài giờ hành chính học vào thứ 7 và chủ nhật.
Nguồn: vtc.vn