Hiện có nhiều bài thuốc chữa bệnh tiểu đường bằng phương pháp y học cổ truyền hiệu quả được các chuyên gia đông y nghiên cứu kĩ lưỡng và áp dụng thành công.
- Một số tác dụng chữa bệnh bất ngờ từ cây sả
- Hướng dẫn sử dụng thuốc Y học cổ truyền
- Những công dụng tuyệt vời của quả việt quất đối với sức khỏe
Chữa bệnh tiểu đường bằng phương pháp Y học cổ truyền hiệu quả
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường
Theo các y sỹ y học cổ truyền, trong Đông y không có bệnh danh “đái tháo đường” nhưng đối chiếu với các chứng trạng lâm sàng, căn bệnh này được quy vào phạm vi chứng “tiêu khát”. Bệnh phát sinh chủ yếu do các nguyên nhân như di truyền, ăn uống bất hợp lý, yếu tố tâm thần kinh, trường, nhiễm trùng, dùng thuốc bất hợp lý hoặc tửu sắc và lao lực quá độ. Các nguyên nhân này làm rối loạn công năng các tạng phủ, đặc biệt là ba tạng tỳ, phế và thận, từ đó mà phát sinh tiêu khát. Ngoài ra, việc dùng quá nhiều đồ ăn thức uống béo bổ và khó tiêu khiến cho tỳ vị bị tổn thương, mất khả năng vận chuyển và tiêu hóa thức ăn gây nên tích trệ, lâu ngày hóa nhiệt làm tổn hao âm dịch mà phát sinh thành bệnh. Căng thẳng thần kinh kéo dài làm cho tạng can mất khả năng sơ tiết, can khí uất kết mà hóa hỏa, hỏa phía trên gây tổn thương âm dịch của phế và vị, phía dưới gây tổn thương âm dịch của thận, từ đó mà phát sinh tiêu khát – hay còn gọi là bệnh tiểu đường
Bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh tiểu đường
Y học cổ truyền phân chia bệnh tiểu đường ở nhiều thể khác nhau, ở mỗi thể thì có thể áp dụng theo các bài, vị thuốc khác nhau.
Bài thuốc Y học cổ truyền chữa bệnh tiểu đường
Bài thuốc y học cổ truyền gồm các vị sau: Sinh địa, thiên hoa phấn, sa sâm, sơn thù, bạch linh, mạch môn, đơn bì, trạch tả mỗi thứ 12 g, cát căn, kỷ tử, sinh sơn dược, sinh bạch thược mỗi thứ 16 g. Sắc uống ngày một thang.
Nếu người bệnh cảm thấy nóng nhiều gia thêm tri mẫu 12 g, thạch lộc 20 g. Nếu người bệnh khát nước, uống nhiều, gia thêm sinh thạch cao 40 g, hoàng cầm 12 g hoặc chỉ cần tăng liều cát căn 20 g, sa sâm 20 g. Trong trường hợp người bệnh ăn nhiều, mau đói, gầy ốm sụt cân thì cần tăng thêm gia hoàng liên 8 g. Nếu táo bón thì bỏ vị sơn thù, sơn dược, gia thêm đại hoàng 10-12 g, mang tiêu 10-12 g, huyền sâm 12 g. Hết táo bón thì ngưng dùng đại hoàng, mang tiêu, duy trì dùng huyền sâm. Người bệnh tiểu nhiều thì gia thêm ích trí nhân 12 g, tang phiêu tiêu 12 g, ngũ vị tử 6 g, sơn dược – sơn thù nhục dùng tăng liều.Nếu thận âm và dương đều hư nhược, càng ăn uống nhiều càng gầy ốm, chân tay lạnh, tinh thần mệt mỏi, đau lưng, ù tai, tiểu đêm nhiều lần… thì thêm kim anh tử 16 g, phụ tử chế 10 g, thục địa 16 g, nhục quế 4-6 g, ngũ vị tử 6 g, thỏ ty tử 12 g. Người bệnh thường đi ngoài phân lỏng sệt, không thành khuôn, đầy bụng, mệt mỏi vô lực thì gia thêm bạch truật (sao vàng) 16 g, bỏ vị kỷ tử.Nếu có vết thương khó lành thì gia thêm các vị thuốc Đông y như: kim ngân hoa 20 g, cúc hoa 20 g, bồ công anh 20 g, tử hoa địa đinh (địa đinh) 20 g…
Các chuyên gia đông y có khuyến cáo: người bệnh có thể dùng các loại đậu (xanh, đen, đậu nành, đậu phụng, đậu trắng…), ăn rau tươi, trái cây chua, cá, thịt nạc, sữa không béo và thường xuyên luyện tập dưỡng sinh hoặc đi bách bộ.
Điều trị bệnh bệnh tiểu đường có sự chỉ dẫn của các thầy thuốc chuyên môn cao
Công dụng phương pháp Y học Cổ truyền trong điều trị bệnh tiểu đường
Mục tiêu của y học cổ truyền trong điều trị bệnh tiểu đường (tiêu khát) làm bớt các triệu chứng khó chịu, nâng thể trạng cho người bệnh và ngăn ngừa những biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra. Tác dụng hạ đường huyết của các vị thuốc chỉ có giới hạn, vì vậy bệnh nhân nên kết hợp điều trị bằng cả hai loại thuốc Đông và Tây y để đạt hiệu quả cao nhất.Tuy nhiên, các giảng viên nghiên cứu Y học cổ truyền, Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng khuyến cáo: việc chữa trị cần được thực hiện bởi các thầy thuốc có chuyên môn tay nghề và kinh nghiệm cao mới đảm bảo hiệu quả và an toàn tuyệt đối. Vì vậy, người bệnh cần nghiên cứu kĩ lưỡng phương thuốc và cần có sự hướng dẫn của các thầy thuốc, không được tự ý sử dụng sẽ gây ra nhiều nguy hiểm.
Chữa bệnh tiểu đường bằng phương pháp y học cổ truyền được nhiều bệnh nhân ứng dụng vì hiệu quả an toàn, chi phí điều trị hợp lí, không chỉ vậy, sau khi chữa trị bệnh tiểu đường bằng các phương pháp Đông y cổ truyền thì hiệu quả rất lâu dài và hầu hết các bệnh nhân đều không bị gặp phải biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.
Nguồn: ysiyhoccotruyen.com