Nước ta có một loài thảo dược quý, công dụng không kém gì nhân sâm có rất nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh, trong Đông y thường gọi chúng với cái tên thích tật lê.
- Lời khuyên: Tuyệt đối không nên dùng nước gừng vào buổi tối
- Những vị thuốc Đông y có tác dụng chữa bệnh đau dạ dày
- Bài thuốc y học cổ truyền bí truyền chữa bệnh cao huyết áp ngay tại nhà
Thích tật lê còn có tên khác là tật lê, bạch tật lê gai…
Thích tật lê là gì?
Thông thường nhắc đến Đông y mọi người chỉ biết đến các vị thuốc như ý dĩ, táo đỏ, cam thảo, hoàng ngân, hoàng tinh… chứ ít người được nghe đến vị thuốc Đông y thích tật lê. Thích tật lê còn có tên khác là tật lê, bạch tật lê gai sầu, gai ma vương, cây gai chống. Chúng là một cây thảo mộc, sống hàng năm mọc bò trên mặt đất. Cây mọc tự nhiên, không cần chăm bón, mọc ở đất khô vùng ven biển, bãi sông thuộc các dải đất miền Trung. Bộ phận dùng làm thuốc của thích tật lê là quả già, được thu hái vào mùa thu đông, sau đó phơi hoặc sấy khô.
Thành phần và tác dụng chính của thích tật lê
Sau nhiều năm nghiên cứu cho thấy, trong thích tật lê có chứa các chất: Ancaloit 0,001%, chất béo 3,5%, tinh dầu, rất nhiều natri, phylloerythrin, tannin, flavonozit, nhiều saponin mà trong đó có diosgenin. Còn trong bài thuốc Y học Cổ truyền, các y sĩ chỉ ra rằng thích tật lê có vị đắng, tính ôn, đi vào hai kinh can và phế, bình can, tán phong, thắng thấp, hành huyết, tật lê có tác dụng cường tim, đề cao công năng miễn dịch cơ thể, chống suy não, dịch sắc nước tật lê có tác dụng giáng thấp đường huyết và dị ứng. Những công dụng nổi bật của thích tật lê được cả đông, tây y công nhận và đưa vào áp dụng.
Thích tật lê chỉ dùng quả để làm thuốc
Một số bài thuốc giúp chữa bệnh từ thích tật lê
Trong Đông y thường sử dụng thích tật lê kết hợp với một vài vị thuốc Đông y để giúp điều trị một số bệnh trong cuộc sống hàng ngày.
Chữa quáng gà: chuẩn bị thích tật lê cùng thảo quyết minh, sơn thù, sơn dược, cúc hoa, kỷ tử, bạch thược, phục linh, trạch tả, đơn bì, thục địa mỗi vị 12g. Tất cả phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với mật thành hỗn hợp dẻo mịn và vo thành viên viên, mỗi ngày uống 2- 4 viên, sau 10 ngày bệnh sẽ khỏi bệnh hoàn toàn.
Chữa đau bụng kinh: Tật lê 12g, đương quy 12g, nước 400ml, sắc đặc, chia 2 lần uống trong ngày trước và trong mỗi kỳ kinh nguyệt.
Chữa bệnh ngoài da: thích tật lê 9g, kinh giới 6g, thổ phục linh 6g, ý dĩ, thương nhĩ tử đều 3g, sắc uống đến khi thấy bệnh thuyên giảm thì ngừng.
Chữa bệnh yếu sinh lý ở nam giới: Lấy quả thích tật lê phơi khô sao vàng đun lấy nước uống hàng ngày để giúp cải thiện chức năng sinh lý ở nam giới.
Ngoài ra, cũng có thể dùng thích tật lê chữa vào các bệnh như: trẻ nhỏ đái dầm, người mệt mỏi, kinh nguyệt khí hư có mùi, viêm họng, đau mắt…. Nhưng tốt nhất trước khi dùng nên tham khảo ý kiến của các Y sĩ Y học Cổ truyền để đạt được hiệu quả tốt nhất trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, đối với phụ nữ có thai cho con bú, bệnh âm huyết bất túc, can hư, thụ thai tuyệt đối không được sử dụng thích tật lê để không mang đến những hậu quả không mong muốn xảy ra.
Nguyễn An – ysiyhoccotruyen.com