Danh mục
Những bộ phận có tác dụng làm thuốc chữa bệnh của Atiso Khi nhắc tới cây atiso, mọi người thường nghĩ chỉ có thể sử dụng được hoa làm trà hay thuốc, nhưng thực chất nhiều bộ phận khác trên cây có rất nhiều tác dụng với con người. Nên ăn gì và kiêng ăn gì khi bị rối loạn tiền đình bạn biết chưa? Đau lưng ...
Trang chủ > Tin Y Tế - Sức Khoẻ > Những bộ phận có tác dụng làm thuốc chữa bệnh của Atiso

Những bộ phận có tác dụng làm thuốc chữa bệnh của Atiso

Khi nhắc tới cây atiso, mọi người thường nghĩ chỉ có thể sử dụng được hoa làm trà hay thuốc, nhưng thực chất nhiều bộ phận khác trên cây có rất nhiều tác dụng với con người.

Hoa atiso rất tốt cho sức khỏe con người

Atiso có nguồn gốc từ Pháp,sau một thời gian nhân giống, hiện nay cây được trồng nhiều ở Sa pa, Đà Lạt. Cây atiso khá thấp, thân mềm, có lông trắng như bông bao quanh lá và thân. Lá bắc ngoài của cụm hoa dầy và nhọn, lá atiso rất to và rộng, hiện nay trong y học hiện đại và cả cổ truyền đều khám phá ra nhiều công dụng của loại cây này đối với sức khỏe con người. Theo các Y sĩ Y học cổ truyền cho rằng, atiso có vị đắng, giúp trị được các bệnh về gan, mật, trị mụn nhọt ngoài, da, vì thế ngoài dùng để chế biến thuốc, atiso còn được sử dụng làm trà, mứt, kẹo, thuốc và một số thành phẩm khác.

Những bộ phận dùng làm thuốc của cây atiso

  • Hoa atiso

Đây có lẽ là phần được biết đến nhiều, hoa atiso có tác dụng bổ dưỡng, kích thích tiêu hóa, lợi gan mật, trợ tim, lợi tiểu, thường dùng nấu canh hoặc pha trà đó là công dụng trong tây y. Còn đối với Đông Y, hoa atiso được sử dụng như một vị thuốc Đông y tốt cho người bệnh gan, đau dạ dày, ăn uống không tiêu, sản phụ ít sữa, tiểu đường thống phong, thấp khớp, suy nhược cơ thể…

  • Lá atiso

Lá atiso cũng có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, nhưng chúng ít được sử dụng bởi lá có nhiều lông, vị đắng hơi hăng. Với những ai sử dụng được lá atiso thường dùng lá phơi khô hoặc để tươi để nấu làm cao hoặc lấy nước uống với mục đích làm mát gan, lợi tiểu, giảm đau nhức xương khớp. Nếu không uống được nước lá atiso bởi vị đắng thì có thể lấy lá tươi đun để tắm, với tác dụng làm trắng da, hạn chế cháy nắng.

Atiso cùng được dùng nhiều để chế biến món ăn hàng ngày

  • Thân và cuống lá

Chủ yếu thân và cuống lá được sử dụng nhiều trong Đông y, thái nhỏ, phơi khô kết hợp cũng vài vị thuốc chữa bệnh xơ gan, gan suy giảm chức năng thải độc do sử dụng quá nhiều rượu bia, thuốc lá.

  • Cây hoa làm thực phẩm

Các bộ phận như lá bắc, lông tơ, mang hoa, cụm hoa của cây atiso non được dùng làm rau ăn hàng ngày tốt cho bệnh nhân bị đái tháo đường. Bởi trong100g atiso, có chứa: 3 – 3,15 g protein, 0,1-0,3 g lipid, 1 lượng tinh bột nhỏ, 11-15 g glucid và 82g nước vì thế rất tốt cho người bệnh đái tháo đường.

Cũng theo thông tin y tế sức khỏe cho hay, các bác sĩ nhận thấy trong hoa, thân, lá atiso có chứa các chất khoáng như mangan, phospho, sắt, các vitamin: A , B1, B2, C, cung cấp 50-75 calori. Khi được tác động dưới nhiệt độ cao, hoa atiso sẽ giúp tăng lực bổ sung dinh dưỡng, hỗ trợ người bệnh cải thiện chức năng gan được tốt hơn.

Chính vì có nhiều công dụng trong chữa bệnh cũng như bồi bổ cơ thể, nên hiện nay trên thị trường có bán rất nhiều các sản phẩm được chế biến từ atiso, bạn có thể mua về sử dung trực tiếp thay vì dùng theo cách thủ công. Nếu sử dụng thường xuyên trong một thời gian dài, sẽ nhận thấy sự thay đổi rõ rệt từ chính sức khỏe bản thân.

Nguồn: ysiyhoccotruyen.com

Có thể bạn quan tâm

trung cap y hoc co truyen

Tuyển sinh Trung cấp Y học cổ truyền và được miễn 100% học phí năm 2024

Y học cổ truyền 中医 xuất phát từ Trung Hoa, là nền y học dựa ...