Gút là căn bệnh nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
- Nên ăn gì và kiêng ăn gì khi bị rối loạn tiền đình bạn biết chưa?
- Đau lưng chỉ còn là “quá khứ” sau khi sử dụng các bài thuốc Đông y này.
- “Đánh bay” bệnh đau nửa đầu hiệu quả bằng vị thuốc Đông y rẻ tiền
Bệnh gút gây sưng đau nhức
Theo tin tức y tế sức khỏe những người có thói quen ăn nhiều chất đạm như thịt đỏ, hải sản, sữa, phủ tạng động vật… hoặc uống nhiều rượu sẽ có nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn.
Triệu chứng của bệnh gút
Bệnh gút cấp tính có những biểu hiện như sưng, nóng, đỏ, đau tại một hay nhiều khớp. Bệnh nhân thường phải đối mặt với các cơn đau khớp. Các cơn đau thường dữ dội khi uống nhiều rượu, ăn các loại nội tạng động vật. Đau nhức vào ban đêm làm bệnh nhân mất ngủ, và sốt. Cơn đau có thể lặp đi lặp lại nhiều lần sau đó có thể tự hết
Những khớp hay bị gút tấn công là khớp ngón chân cái, khớp cổ chân, khớp gối, khuỷu tay, cổ tay, các khớp nhỏ của bàn tay. Đôi khi gút còn có thể gây đau ở tất cả những khớp nhỏ trên cơ thể. Trong giai đoạn đầu bệnh gút thường không có bất kỳ triệu chứng nào ngoại trừ việc xét nghiệm máu thấy nồng độ acid uric trong máu cao. Do đó, nếu không khám và làm các xét nghiệm có thể bạn sẽ không thể biết mình bị gút.
Gút mãn tính sẽ có biểu hiện đa dạng hơn, có thể là viêm nhiều khớp cùng lúc mang tính đối xứng, các khớp biến dạng, các cơn đau kéo dài liên tục, lần sau nặng hơn lần trước. Đôi khi bệnh nhân còn có thể sờ thấy những u cục dạng hạt nhỏ không đau ở vùng gân, đầu ngón tay, gót chân.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh gút
Theo các Y sĩ y học cổ truyền biến chứng bệnh gút liên quan đến việc hình thành các tinh thể urat. Vị trí các tinh thể này lắng đọng sẽ quyết định loại biến chứng mà bệnh nhân gút có thể mắc phải.
Tinh thể urat lắng đọng thành các hạt tophy ở khớp có thể làm biến dạng khớp, hạn chế khả năng vận động của khớp. Khiến bệnh nhân đi lại khó khăn, nặng hơn nữa là gây tàn phế. Các hạt tophy còn có thể bị vỡ khiến vi khuẩn xâm nhập vào gây viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn huyết rất nguy hiểm.
Với những bệnh nhân gút mãn tính, muối urat lắng đọng trong thận có thể tạo thành sỏi thận, làm tăng nguy cơ thận ứ nước, ứ mủ gây suy thận và tăng huyết áp. Nếu có nhiễm khuẩn nhiễm khuẩn ngược dòng sẽ gây viêm thận, áp xe thận…Trường hợp các tinh thể urat lắng đọng ở mạch vành tim thì có thể gây ra nhồi máu cơ tim và dẫn tới đột tử. Một số trường hợp tinh thể urat còn lắng đọng dưới da tạo thành các u, cục gây đau và ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ.
Lá tía tô chữa gút hiệu quả
Cách chữa bệnh gút hiệu quả nhất hiện nay
Khi phát hiện những dấu hiệu, triệu chứng của bệnh gút, bạn cần đến bệnh viện tiến hành các xét nghiệm cần thiết để xác định chính xác tình trạng bệnh hiện tại, nguyên nhân gây bệnh. Qua đó, đưa ra hướng điều trị chính xác, hiệu quả.
Chữa gút bằng phương thuốc nam dân gian thường dùng: Các phương thuốc nam thường được người bệnh gút lựa chọn là ăn canh đậu xanh cả vỏ, uống nước lá tía tô, uống nước lá lốt, ngâm rửa chân tay bằng lá lốt, uống nước đun từ lá vối và nụ vối tươi,… Chúng có tác dụng hạ acid uric, thanh lọc cơ thể, giải độc tố để phòng ngừa bệnh gút, giảm các cơn đau do gút, hạn chế sự phát triển của bệnh.
Lá tía tô cũng là một vị thuốc quý thường được dùng trong Đông Y. Uống nước lá tía tô để điều trị bệnh gút là giải pháp khá hữu hiệu và được nhiều bệnh nhân áp dụng.
Do tình trạng bệnh ở mỗi người là khác nhau nên mức độ tương tác thuốc với cơ thể cũng khác nhau. Thời gian điều trị kéo dài dễ khiến bệnh nhân chán nản, bỏ giữa chừng. Việc bở dở có thể khiến bệnh nặng hơn ngay sau đó.
Nguồn: ysiyhoccotruyen.com