Danh mục
Nguyên nhân và Triệu chứng nhận biết bệnh thoái hóa khớp Thoái hóa khớp là một căn bệnh phổ biến hiện nay, gây ra những cơn đau nhức khó chịu khiến cho chất lượng cuộc sống của người bệnh suy giảm đáng kể. Loại cây diệt tận gốc bệnh huyết áp bạn đã biết chưa ? Phương pháp phòng ngừa hiệu quả đau nhức xương khớp vào mùa ...
Trang chủ > Tin Y Tế - Sức Khoẻ > Nguyên nhân và Triệu chứng nhận biết bệnh thoái hóa khớp

Nguyên nhân và Triệu chứng nhận biết bệnh thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là một căn bệnh phổ biến hiện nay, gây ra những cơn đau nhức khó chịu khiến cho chất lượng cuộc sống của người bệnh suy giảm đáng kể.

Thoái hóa khớp căn bệnh rất phổ biến hiện nay

Thoái hóa khớp căn bệnh rất phổ biến hiện nay

Thoái hóa khớp là tình trạng các sụn khớp bị tổn thương, kèm theo phản ứng viêm, giảm thiểu lượng dịch khớp, khiến xương dưới sụn bị cọ xát vào nhau, thậm chí bào mòn lẫn nhau khiến cho người bệnh cảm thấy rất đau đớn khi vận động. Chính vì thế việc tìm hiểu nguyên nhân cũng như biện pháp phòng ngừa căn bệnh này là rất cần thiết.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh thoái hóa khớp

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lý về xương khớp này, cụ thể là:

  • Tuổi tác: Yếu tố tuổi tác là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp, là do tuổi cao, các cơ quan trong cơ thể bắt đầu hoạt động kém dần đi, đặc biệt là các khớp, những có độ tuổi từ 40 trở đi lượng dịch khớp bị giảm thiểu đi đáng kể, tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp và các bệnh lý xương khớp khác.
  • Béo phì: Béo phì cũng là một nguyên nhân chính dễ dẫn đến khoái hóa khớp, trọng lượng cơ thể ở những người thừa cân khiến cho các khớp phải chịu áp lực lớn, lâu ngày sẽ dần tới thoái hóa khớp đặc biệt là khớp gối.
  • Tổn thương khớp: Đây là một nguyên nhân thứ phát, những người từng có tiền sử bị chấn thương tại khớp do hoạt động thể thao hay lao động nặng, sau nay có khả năng cao bị thoái hóa khớp.
  • Dị dạng bẩm sinh về khớp: Người có khớp bất thường bẩm sinh hoặc xảy ra lúc trẻ sẽ dẫn đến thoái hóa khớp sớm và trầm trọng hơn bình thường.

Những dấu hiệu cảnh báo bệnh thoái hóa khớp

Theo tin Y Tế Sức khỏe, triệu chứng điển hình nhất của bệnh thoái hóa khớp là đau nhức các khớp khi vận động, bệnh càng nặng thì cảm giác đau hoặc cứng khớp càng dai dẳng hơn. Khớp có thể bị sưng, các cơ xung quanh trở nên mỏng hoặc yếu đi gây khó vận động.

Các triệu chứng này thường rất đa dạng, diễn biến thất thường và không có nguyên nhân cụ thể. Khi thời tiết thay đổi, cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt khi thời tiết ẩm đi kèm với giảm áp suất không khí giảm. Mỗi một vùng khớp thoái hóa sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau.

Thoái hóa khớp ngón tay: khớp ngon tay thường gặp ở phụ nữ, khi khớp ngón tay bị thoái hóa các cục bướu nhỏ, cứng xuất hiện tại điểm cuối của các đốt ngón tay, khiến ngón tay bị to và biến dạng, thô thiển, đi kèm cơn đau, khó vận động các ngón tay.

Thoái hóa khớp gối: khớp gối là khớp có nguy cơ cao nhất bị thoát hóa do phải chịu áp lực của phần lớn trọng lượng cơ thể, gây khó khăn khi di chuyển, thậm chí thoái hóa khớp khối có thể dẫn tới tàn phế, người bị thoái hóa khớp gối thường gây đau nhiều khi đi lại, đứng lên ngồi xuống khó khăn, nhất là lúc lên xuống thang gác hoặc đang ngồi xổm đứng lên, có khi đau quá bị khuỵu xuống đột ngột.

Thoái hóa cột sống thắt lưng: Hay gặp từ đốt sống thắt lưng trở xuống, đôi khi ảnh hưởng đến thần kinh tọa, gây đau âm ỉ ở vùng thắt lưng và thường đau trội lên về chiều sau một ngày làm việc phải đứng nhiều hay lao động nặng.

Thoái hóa khớp háng: Người bệnh đau ở vùng bẹn, vùng trước trong đùi, có thể đau cả vùng mông lan xuống mặt sau đùi và dọc theo đường đi của thần kinh tọa.

Phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp

Phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp 

Phương pháp phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp

Để phòng ngừa và làm chậm quá trình thoái hóa khớp, những bác sĩ Y sĩ Y học Cổ truyền khuyến cáo mỗi người cần phải có chế độ ăn uống, tập luyện thật khoa học, đặc biệt là sau độ tuổi 40.

Khi lao động và sinh hoạt, cần tránh các tư thế không phù hợp hay các động tác quá mạnh và đột ngột. Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ thích hợp, tránh dư cân béo phì để giảm áp lực lên các khớp, giữ tư thế cơ thể luôn thẳng và cân bằng giúp bảo vệ các khớp tránh sự đè ép không cân đối.

Khi nâng hay xách đồ nặng, bạn cần chú ý sử dụng lực cơ của các khớp lớn như ở tay và khớp vai, khớp khuỷu; ở chân là khớp háng, khớp gối. Khéo léo sử dụng nguyên tắc đòn bẩy ở những khớp lớn để tránh làm tổn thương các khớp nhỏ như cổ tay, cổ chân, bàn tay, bàn chân và nên cần thêm sự hỗ trợ.

Nếu có những vấn đề thay đổi ở các khớp cần nhanh chóng tới các cơ sở khám chữa bệnh để được kiểm tra xác định chính xác nhất tình trạng bệnh, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Nguồn: ysiyhoccotruyen.com

Có thể bạn quan tâm

414sad

Những bài thuốc an thai bổ máu từ vị thuốc đông y bạch truật

Bạch truật là một loại thảo dược quý trong Đông y, đã được sử dụng ...