Loãng xương ngày càng có xu hướng trẻ hóa độ tuổi mắc bệnh, vì vậy mà hiện nay khá nhiều trường hợp tự ý bổ sung canxi cho bản thân để phòng và trị bệnh mà không hề quan tâm kết quả mang lại.
- Điều kiện tuyển sinh văn bằng 2 Cao đẳng Dược TPHCM năm 2018
- Bật mí một số phương pháp điều trị Bệnh loãng xương hiệu quả cho người lớn tuổi
- Chỉ tiêu tuyển sinh Cao đẳng Dược TPHCM năm 2018
Bệnh loãng xương ngày càng trẻ hóa độ tuổi mắc bệnh
Tuyệt đối không tự ý uống hay bổ sung canxi
Theo chia sẻ từ một giảng viên lớp Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội thì do việc sợ bị loãng xương nên rất nhiều người đã tự ý mua canxi về uống mà không biết rằng điều này rất nguy hiểm. Bởi bệnh loãng xương không chỉ đơn thuần do thiếu canxi, mà còn hàng loạt các nguyên nhân khác. Ở một số người thiếu vitamin D, thiếu protit, tăng hoạt động các tế bào hủy xương, hạn chế hấp thụ canxi ở ruột, bị các bệnh nội tiết, lạm dụng các thuốc kháng viêm nhóm corticoide. Vì thế nếu cơ thể thiếu vitamin D gây kém hấp thụ canxi thì việc cung cấp thêm canxi là không có tác dụng.
Biện pháp phòng ngừa bệnh loãng xương
Khi cơ thể thừa canxi, tùy mức độ có thể xuất hiện các biến chứng như: ăn không ngon miệng, táo bón, buồn nôn, mệt mỏi, đau cơ, đau xương, mất nước (do tiểu nhiều), sỏi thận… Vì vậy, để phòng tránh Bệnh loãng xương, cách tốt nhất chúng ta cần có chế độ dinh dưỡng cân đối và phù hợp, ăn uống điều độ và vận động nhẹ hằng ngày, hạn chế sử dụng các thức uống có chứa chất kích thích như uống cà phê, rượu, trà.
Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc chữa bệnh loãng xương
Theo giảng viên khoa Cao đẳng Điều dưỡng,Trương Thị Thanh Nga tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur chia sẻ nếu bữa ăn hằng ngày đầy đủ các thực phẩm giàu canxi như: tôm, tép, ốc, cua, trứng, cá… các loại rau, củ, hạt (súp lơ xanh, cải xoăn, củ cải đường, rau xanh đậm, dầu mè, hạt đậu nành, đậu phộng, trái thơm, sữa…) thì ở người bình thường không sợ thiếu hụt canxi. Riêng đối với phụ nữ mang thai và cho con bú nhu cầu cao hơn là 1.000mg – 1.200mg, khi bổ sung canxi cần có hướng dẫn của nhân viên y tế. Chính vì vậy, nếu nghi ngờ bản thân mình bị loãng xương cần đến cơ sở y tế chuyên khoa xương khớp để được khám và tư vấn. Khi đó bác sĩ sẽ cân nhắc việc bổ sung như thế nào cho hợp lý với thể trạng người bệnh.
Nguồn: ysiyhoccotruyen.com